Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng lương hưu? Điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện? Cách tính lương hưu khi vừa tham gia BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc?
Một trong những chế độ được quan tâm nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội là chế độ lương hưu. Vậy tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng lương hưu không? Mức lương hưu khi tham gia BHXH tự nguyện là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng lương hưu?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Tôi muốn hỏi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng lương hưu hàng tháng hay không?
Luật sư tư vấn:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng quyền lợi theo chế độ hưu trí và tử tuất khi có đủ điều kiện theo quy định. Lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội được miễn thuế
Thứ nhất, về điều kiện hưởng:
– Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả khi có một trong các điều kiện sau:
+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
+ Nam từ đủ 55 tuổi trở lên, nữ từ đủ 50 tuổi trở lên mà có đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên.
– Người lao động trước khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
+ Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trở lên.
– Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định như trên, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần, có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí.
Thứ hai, về mức hưởng:
Mức lương hưu hàng tháng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng tỷ lệ % lương hưu được hưởng nhân với mức bình quân thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó:
– Tỷ lệ % để tính lương hưu được hưởng tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho 15 năm đóng bảo hiểm xã hội đầu tiên, từ năm thứ 16 trở đi, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam, 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Đối với người nghỉ hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà trước đó đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì tỷ lệ % hưởng lương hưu sau khi tính như trên sẽ bị giảm đi 1% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
– Mức bình quân thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là bình quân các mức thu nhập tháng của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.
– Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, nếu lương hưu hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung, thì được quỹ bảo hiểm xã hội bù bằng mức lương tối thiểu chung.
– Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế theo quy định của Chính phủ.
– Người hưởng lương hưu được cấp thẻ bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo.
2. Điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện:
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào anh/chị! Anh/ chị cho em hỏi là em đóng BHXH bắt buộc được 3 năm rồi, do công ty hay nợ Bảo hiểm nên e muốn chốt sổ để chuyển sang đóng tự nguyện. Vậy e phải đóng tự nguyện bao nhiêu năm nữa để được lương hưu ạ? Mức đóng tối thiểu của BHXH tự nguyện là bao nhiêu ạ? E xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Theo khoản 4 Điêu 2
Đối chiếu với quy định nêu trên nếu chị chốt sổ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nữa thì chị có thể lựa chọn phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người lao động sẽ được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất khi đủ điều kiện được hưởng.
Thứ hai, thời gian và mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
– Về thời gian đóng bảo hiểm.
Căn cứ theo Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì, chị phải đóng đủ 20 năm bảo hiểm tự nguyện thì mới được hưởng lương hưu. Chị đã đóng bảo hiểm được 3 năm, vậy chị cần đóng 17 năm nữa. Bên cạnh chế độ hưu trí, người tham gia bảo hiểm tự nguyện còn được hưởng chế độ tử tuất nếu đáp ứng đủ các yêu cầu tại Điều 80 và 81 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
– Về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện :
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức đóng bảo hiểm của chị là 22% mức thu nhập hàng tháng của chị.
3. Cách tính lương hưu khi vừa tham gia BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là nam, chọn mức lương 2 triệu/tháng để đóng một lần cho đủ 74 tháng để tôi được hưởng lương hưu (tôi đã đóng BHXH được 13 năm 10 tháng) thì tôi phải đóng tất cả là bao nhiêu tiền? Mức lương hưu của tôi là bao nhiêu (lương bình quân tôi đã đóng trong 13 năm 10 tháng là 1.471.000. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
* Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Căn cứ Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
“Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định phương thức đóng như sau:
“Điều 9. Phương thức đóng
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này.”
Theo quy định trên, đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi), nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) được đóng một lần cho đủ 20 năm đóng để hưởng lương hưu.
Nếu bạn đã đủ tuổi hưởng lương hưu thì bạn có thể lựa chọn phương thức đóng một lần cho đủ 20 năm để hưởng lưởng hưu. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của bạn = 22% x 2.000.000 x 74 tháng = 32.560.000 đồng.
* Mức lương hưu hàng tháng:
Theo như bạn trình bày, bạn vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
2. Điều kiện hưởng lương hưu
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội;
c) Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được hưởng lương hưu khi có yêu cầu.
3. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều này.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trừ đối tượng quy định Điểm i Khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội và Điểm c Khoản 2 Điều này thì mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu.
4. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:
Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội | = |
| Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc | x | Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc | + | Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện | ||||
| Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc | + | Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện |
|
Trong đó:
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội.
– Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
… “.
Mức bình quân tiền lương hàng tháng = ((1.471.000 x 166) + 32.560.000) : (166 + 74) = 1.153.108 đồng.
Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định Mức lương hưu hằng tháng như sau:
“Mức lương hưu hằng tháng theo Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
…
2. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
a) Người nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
b) Nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
c) Nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%
… “.
Nếu bạn đủ 60 tuổi, có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ hưởng lương hưu như sau:
+ 15 năm = 45%.
+ 5 năm = 5 x 2% = 10%
Tổng tỷ lệ lưởng hưu = 55%.
Mức hưởng lương hưu của bạn = 55% x 1.153.108 đồng = 634.209 đồng.
Trên đây là cách tính hưởng lương hưu mang tính tương đối, khi bạn tới Phòng lao động thương binh xã hội giải quyết chế độ hưu trí thì bạn sẽ được nhân với hệ số tương ứng thì mức hưởng lương hưu của bạn sẽ thay đổi.