Rượu bia là những sản phẩm hiện đang được sử dụng phổ biến khá chạy tại Việt Nam. Vậy theo quy định hiện nay thì có được sử dụng rượu bia để khuyến mại không?
Mục lục bài viết
1. Có được sử dụng rượu bia để khuyến mại không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 100
– Hoạt động khuyến mại cho các hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ bị hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng theo quy định.
– Sử dụng những hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại đó là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
– Hoạt động khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để thực hiện việc khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
– Hoạt động khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức.
– Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để nhằm lừa dối khách hàng.
– Khuyến mại để tiêu thụ những hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác.
– Thực hiện việc khuyến mại tại các nơi như trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
– Hứa tặng, thưởng nhưng lại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng như đã hứa.
– Thực hiện việc khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
– Thực hiện việc khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định tại khoản 4 Điều 94 của Luật này.
Theo đó,hiện nay pháp luật nghiêm cấm việc:
– Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để thực hiện việc khuyến mại cho người dưới 18 tuổi. Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, trường hợp sử dụng rượu bia dưới 15 độ khuyến mại cho người trên 18 tuổi vẫn có thể được thực hiện.
2. Sử dụng rượu bia để khuyến mại phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 33 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm đ khoản 24 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định Hành vi vi phạm về khuyến mại như sau:
– Đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:
+ Thực hiện việc khuyến mại cho các hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa mà hiện chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng; xổ số, thuốc lá, sữa thay thế sữa mẹ, rượu, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc), dịch vụ khám hoặc chữa bệnh của cơ sở y tế về công lập, dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam hoặc các hàng hóa, dịch vụ khác bị cấm khuyến mại theo quy định của pháp luật;
+ Sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa hiện chưa được phép lưu thông, dịch vụ hiện chưa được phép cung ứng; rượu, xổ số, thuốc lá, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc), hàng hóa, dịch vụ hiện đang bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ bị cấm khuyến mại khác theo quy định của pháp luật;
+ Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để nhằm lừa dối khách hàng;
+ Khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa được xác định là không bảo đảm chất lượng theo quy định;
+ Khuyến mại tại các trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
+ Nội dung thi của chương trình khuyến mại được thực hiện theo các hình thức để bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn ra người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
+ Thực hiện khuyến mại dựa theo mô hình đa cấp, trong đó những đối tượng khuyến mại trong đó gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, người trước được hưởng lợi ích từ việc mua hàng của người sau mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Cũng tại quy định ở khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Mức phạt tiền được xác định tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa được xác định trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
Theo đó, quy định về việc phạt tiền đối với hành vi khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên hoặc sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức hiện nay đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể áp dụng điểm b khoản 3 Điều 33 để xử phạt về hành vi sử dụng hàng hóa cấm thực hiện hoạt động khuyến mại để khuyến mãi.
Do đó, đối với hành vi sử dụng rượu bia để khuyến mãi như rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên hoặc sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức thì vẫn bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt tổ chức sử dụng rượu bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 27 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:
+ Ra quyết định phạt cảnh cáo;
+ Ra quyết định phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
+ Thực hiện tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Ngoài ra, tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phạt tiền như sau:
– Thẩm quyền thực hiện việc phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Theo đó thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức đối với những hànhvi vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS.
Như vậy, thì trường hợp tổ chức sử dụng rượu bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 60.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không được quyền xử phạt tổ chức này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019;
– Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
– Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.