Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi của mỗi người lao động. Vậy có được sử dụng giấy chứng sinh để nộp hồ sơ thai sản?
Mục lục bài viết
- 1 1. Có được sử dụng giấy chứng sinh để nộp hồ sơ thai sản?
- 1.1 1.1. Hồ sơ thai sản đối với lao động nữ sinh con:
- 1.2 1.2. Hồ sơ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con:
- 1.3 1.3. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ khi lao động nữ mang thai hộ sinh con:
- 1.4 1.4. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam khi vợ sinh con:
- 2 2. Thời gian nộp hồ sơ và giải quyết chế độ thai sản:
- 3 3. Mức hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con:
1. Có được sử dụng giấy chứng sinh để nộp hồ sơ thai sản?
1.1. Hồ sơ thai sản đối với lao động nữ sinh con:
Hồ sơ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
+ Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
+ Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp là sau khi sinh con mà mẹ chết;
+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng của người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh ra mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
1.2. Hồ sơ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con:
Hồ sơ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con bao gồm:
+ Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo các quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận về thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
+ Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
+ Danh sách người lao động hưởng
+ Trường hợp con chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con;
+ Trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì phải có thêm trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ;
+ Trong trường hợp sau khi sinh con mà lao động nữ mang thai hộ chết thì phải có thêm bản sao giấy chứng tử của lao động nữ mang thai hộ;
+ Trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo đúng như chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
1.3. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ khi lao động nữ mang thai hộ sinh con:
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ khi lao động nữ mang thai hộ sinh con, bao gồm:
+ Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo các quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận về thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
+ Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
+ Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập;
+ Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử;
+ Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
+ Trong trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con.
1.4. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam khi vợ sinh con:
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam khi sinh vợ sinh con bao gồm:
+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;
+ Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
Theo đó, có thể thấy trong hồ sơ hưởng chế độ thai sản đã nêu trên của người lao động nữ sinh con/ lao động nữ mang thai hộ sinh con/người mẹ nhờ mang thai hộ khi lao động nữ mang thai hộ sinh con/lao động nam có vợ sinh con đều có bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con. Như vậy, có thể khẳng định được rằng, hoàn toàn có thể sử dụng giấy chứng sinh để nộp hồ sơ thai sản.
2. Thời gian nộp hồ sơ và giải quyết chế độ thai sản:
Trường hợp 1: Người lao động không chấm dứt
– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động phải có trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con đã nêu ở mục trên cho người sử dụng lao động (hồ sơ phải bao gồm cả giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh bản sao của con)
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hưởng chế độ thai sản từ người lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
– Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp 02: Người lao động đã chấm dứt
– Người lao động tự nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản (hồ sơ phải bao gồm cả giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh bản sao của con) và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội gốc cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú. Trường hợp này, pháp luật không quy định về thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định từ người lao động cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
– Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Mức hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con:
Căn cứ Điều 39 Luật Bảo Hiểm xã hội 2014 quy định lao động nữ hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì
Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng để đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trong đó:
+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở để tính hưởng chế độ thai sản chính là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc.
+ Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.
+ Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc tháng nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc là nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng để đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Mức hưởng chế độ thai sản của Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con:
Mức hưởng một ngày với Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ của mình sinh con được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày. Trong đó:
-Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là:
+ 05 ngày làm việc;
+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
– Mức hưởng chế độ thai sản một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng để đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản. Mức bình quân tiền lương tháng để đóng bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo hiểm xã hội 2014
– Thông tư số
–
– Quyết định số 166/QĐ-BHXH 2019 Quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội;
– Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư