Thuế và vai trò của thuế. Thực trạng đóng thuế tại nước ta hiện nay. Các vấn đề liên quan đến quyết toán thuế. Có được quyết toán thuế TNCN khi không đủ 12 tháng không?
Thuế là hoạt động quan trọng trong cơ cấu chung của nền kinh tế xã hội. Theo đó, công dân phải tuân thủ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan Nhà nước. Liên quan đến thuế có rất nhiều vấn đề phát sinh. Một trong số đó là vướng mắc về việc có được quyết toán thuế TNCN khi không đủ 12 tháng không? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Thuế và vai trò của thuế:
– Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung.
– Thực tế, “thuế” là khái niệm quen thuộc, gắn bó chặt chẽ với hầu hết các hoạt động kinh tế, quan hệ giữa các cá nhân trong đời sống xã hội. Ví dụ: Khi thực hiện bất kỳ các giao dịch liên quan đến đất đai, tài sản, người ta thường hỏi nhau về nghĩa vụ đóng thuế. Về cơ bản, thuế là khoản thu bắt buộc, là trách nhiệm mà người dân phải thực hiện đối với cơ quan Nhà nước.
– Thuế giữ vai trò quan trọng trong công tác vận hành Nhà nước xã hội của nước ta hiện nay:
+ Thuế là một trong những phương quản lý xã hội mà Nhà nước đưa ra. Hay nói cách khác, hoạt động thuế giúp Nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước của cơ quan Nhà nước. Hiện nay., mọi hoạt động mang tính chất tài chính đều chịu sự điều chỉnh của thuế. Cụ thể, Nhà nước đưa ra các quy định cụ thể về nghĩa vụ đóng thuế của người dân với từng hoạt động rõ ràng. Tại đó, khi thực hiện bất kỳ hoạt động, giao dịch nào, các cá nhân, tổ chức phải chú trọng thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của mình. Thông qua việc đóng thuế, Nhà nước sẽ kiểm soát được hoạt động kinh doanh, thương mại của người dân; các giao dịch hợp tác kinh doanh, dân sự mà các cá nhân, tổ chức giao kết với nhau. Trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn, hay có dấu hiệu tội phạm, Nhà nước sẽ căn cứ vào việc đóng thuế để đưa ra những biện pháp xử lý, hỗ trợ kịp thời.
+ Thuế được xem là một trong những nguồn thu vào ngân sách chung của quốc gia. Đồng thời, nó là cơ sở để thể hiện sự tăng trưởng, phát triển của một đất nước. Một đất nước có hoạt động thuế mạnh mẽ, đồng nghĩa với việc GDP, sự tăng trưởng kinh tế của đất nước đó ở mức ổn định.
+ Thuế là hình thức quan trọng, cơ bản nhất để người dân thực hiện nghĩa vụ công dân của mình. Với các nền tảng giá trị kinh tế mà người dân tạo lập lên ở xã hội hiện tại nếu không có thuế nhà nước sẽ không thể hoạt động vững mạnh. Nguồn thu của ngân sách nhà nước: Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.
2. Thực trạng đóng thuế tại nước ta hiện nay:
– Thuế là khoản thu bắt buộc mà các cá nhân, tổ chức phải nghiêm túc thực hiện.
– Hiện nay, công tác thuế tại nước ta đang được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, đạt hiệu quả cao.
+ Người dân khi đạt được nguồn thu nhập nhất định theo quy định của luật, sẽ phải tiến hành đóng thuế thu nhập.
+ Các doanh nghiệp, công ty cũng phải nghiêm chỉnh thực hiện hoạt động đóng thuế theo nguồn thu mà các doanh nghiệp kiếm được hàng năm. Cùng với đó, khi tiến hành mở doanh nghiệp, tức đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
– Việc nghiêm túc đóng thuế giúp công tác quản lý xã hội của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đạt hiệu quả cao. Hơn tất cả, nó giúp công tác quản lý nhà nước của Đảng và Nhà nước đạt được mục tiêu đã đề ra; các cá nhân sẽ hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình trong việc tạo lập nguồn ngân sách chung của đất nước.
– Công tác thuế được thực hiện nghiêm chỉnh, giúp tăng nguồn ngân sách Nhà nước. Cùng với đó, những chính sách thuế mà Nhà nước đưa ra góp phần định hướng phân biệt, có thể góp phần tạo ra sự phát triển cân đối hài hoà giữa các ngành, các khu vực, các thành phần kinh tế, làm giảm bớt chi phí xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
3. Các vấn đề liên quan đến quyết toán thuế:
– Nhắc đến thuế, người ta thường nhắc đến các khái niệm “thanh tra thuế”, “kiểm tra thuế” và “quyết toán thuế”. Có thể hiểu, quyết toán thuế là một trong những hoạt động quan trọng, trong dây truyền điều hành quản lý và công tác thuế của Nhà nước ta.
– Quyết toán thuế là việc kiểm tra, tập hợp toàn bộ những nội dung công việc đã làm của một cá nhân, tổ chức với một đơn vị nào đó về khối lượng, giá trị, tính đúng đắn, hợp lệ.
– Quyết toán thuế là hoạt động được diễn ra tại các đối tượng như sau:
+ Cá nhân phải thực hiện quyết toán thuế mà mình được nhận từ tiền lương, tiền công.
+ Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện quyết toán cho phần thu nhập là tiền lương, tiền công của người lao động mà doanh nghiệp đã chi trả.
– Đối tượng quyết toán thuế mà Nhà nước đưa ra mang tính bao quát cao. Theo đó, mọi công dân Việt Nam, bao gồm: Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, đạt điều kiện về hiệu suất tài chính thì sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
– Quyết toán thuế được xem là một trong những cách thức để Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động đóng thuế của người dân. Theo đó, Nhà nước sẽ xem xét, kiểm tra vào hoạt động, công việc cụ thể của các cá nhân. Từ đó, xem xét mức thu nhập cụ thể mà các đối tượng nào được hưởng, từ đó đưa ra những quy định rõ ràng về mức đóng thuế.
– Như vậy, có thể thấy, quyết toán thuế là một trong những hoạt động cụ thể, xác thực nhất mà cơ quan Nhà nước đề ra nhằm thực hiện quản lý hoạt động đóng thuế của người dân. Công tác thuế, hoạt động kiểm tra thuế của người dân có đạt được hiệu quả tối ưu hay không, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động quyết toán thuế này.
4. Có được quyết toán thuế TNCN khi không đủ 12 tháng không?
– Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về vấn đề quyết toán thuế hiện nay thông qua Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
– Điểm d2, Khoản 6, Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân như sau: Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký
– Như vậy, theo quy định tại điều luật này, trong trường hợp người lao động không làm việc đủ 12 tháng nhưng tại thời điểm quyết toán vẫn còn làm việc tại doanh nghiệp thì vẫn được ủy quyền quyết toán thuế.
– Nhà nước tiến hành quyết toán theo thời gian mang tính chất định kỳ nhất định. Trong từng khoảng thời gian lao động nhất định, người dân sẽ tạo ra nguồn thu nhập. Nguồn thu nhập đó sẽ được xem là căn cứ để xác định xem họ có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế hay không. Vậy nên, việc đưa ra quy định về việc người lao động không làm việc đủ 12 tháng nhưng tại thời điểm quyết toán vẫn còn làm việc tại doanh nghiệp đó thì vẫn được quyết toán, là sự linh hoạt trong cung cách xử lý thực tiễn. Nó giúp hoạt động thuế tại nước ta được minh bạch, rõ ràng. Hơn hết, nó giúp người dân thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.