Theo quy định của pháp luật hiện nay, những bằng chứng chứng cứ, hình ảnh được trích xuất từ camera hành trình của người dân hoàn toàn có thể được sử dụng làm căn cứ để đưa ra quyết định xử phạt đối với những người có hành vi vi phạm. Vậy cảnh sát giao thông có được phạt vi phạm giao thông thông qua camera hành trình hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được phạt vi phạm giao thông qua camera hành trình?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định danh mục, quản lý phương tiện, thiết bị nghiệp vụ để phát hiện VPHC, có quy định cụ thể về việc sử dụng kết quả thu được từ phương tiện kĩ thuật, thiết bị kỹ thuật do các tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, càng hàng không, sân bay, điều hành bay, kinh doanh vận tải cung cấp làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn giao thông. Cụ thể như sau:
– Người có thẩm quyền xử phạt sẽ được quyền sử dụng kết quả thu thập được từ các thiết bị cần kiểm tra tải trọng phương tiện cơ giới, thiết bị đo tải trọng của trục bánh toa phương tiện, thiết bị ghi âm hoặc ghi hình, hệ thống camera giám sát an ninh, hệ thống điều hành giao thông, hệ thống camera lắp trên các phương tiện, thiết bị ghi tham số bay, hệ thống ghi dữ liệu tàu bay, hệ thống giám sát điều hành bay của các tổ chức được giao chức năng quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, cảng hàng không, sân bay, điều hành bay, kinh doanh dịch vụ vận tải cung cấp, để làm căn cứ xác định hành vi vi phạm hành chính và xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn giao thông;
– Việc sử dụng các thiết bị, phương tiện kĩ thuật nêu trên cần phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:
+ Tuân thủ đầy đủ theo quy định tại Điều 64 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác có liên quan tại Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định danh mục, quản lý phương tiện, thiết bị nghiệp vụ để phát hiện VPHC;
+ Người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật phải là nhân viên của các tổ chức có phương tiện, thiết bị kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu, trách nhiệm theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định danh mục, quản lý phương tiện, thiết bị nghiệp vụ để phát hiện VPHC;
+ Việc xử lý kết quả thu được từ các thiết bị và phương tiện kĩ thuật sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định danh mục, quản lý phương tiện, thiết bị nghiệp vụ để phát hiện VPHC.
Theo đó thì có thể nói, các thông tin và hình ảnh được trích xuất từ camera hành trình cũng được xem là một trong những căn cứ, bằng chứng để đưa ra quyết định xử phạt vi phạm giao thông. Hay nói cách khác, lực lượng cảnh sát giao thông hoàn toàn có thể xử phạt vi phạm giao thông thông qua các hình ảnh và thông tin từ camera hành trình.
2. Quy trình xử lý vi phạm giao thông thông qua camera hành trình:
Ngoài những vi phạm quy định của pháp luật được ghi lại bằng hệ thống camera giao thông, tuy nhiên cũng có không ít những sai phạm của người điều khiển phương tiện giao thông tham gia lưu thông trên đường bộ diễn ra ở các khu vực không tồn tại hệ thống giám sát camera giao thông. Đối với những giải pháp này, lực lượng cảnh sát giao thông hoàn toàn có thể đưa ra quyết định xử phạt vi phạm bằng hình ảnh của người dân cung cấp thông qua camera hành trình.
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 15/2022/TT-BCA sửa đổi, bổ sung Thông tư 43/2017/TT-BCA, Thông tư 45/2017/TT-BCA, Thông tư
Bước 1: Phát hiện ra hành vi vi phạm giao thông. Theo đó, cảnh sát giao thông trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình phát hiện vi phạm giao thông thông qua các thiết bị ghi âm ghi hình, thông qua hệ thống giám sát tự động, camera hoặc máy đo tốc độ, thông qua các thiết bị của các tổ chức và cá nhân khác, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng … Cụ thể trong trường hợp này là phát hiện vi phạm giao thông qua camera hành trình.
Bước 2: Kiểm tra, phân tích và xác định vi phạm giao thông. Theo đó, các cán bộ cảnh sát giao thông sẽ xác định thông tin về phương tiện giao thông, thông tin về chủ phương tiện vi phạm, các cá nhân và tổ chức có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính thông qua cơ quan đăng ký xe và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm các thông tin liên quan đến biển số, chủ đăng ký xe, thời gian vi phạm, địa điểm vi phạm … Trong trường hợp chủ phương tiện, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính không còn cư trú tại địa bàn cấp huyện nơi công an đã phát hiện ra hành vi vi phạm thì có thể chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ về nơi cư trú của người đó để xử lý theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Thông báo cho người điều khiển phương tiện vi phạm. Cần phải gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện, các cá nhân và tổ chức có liên quan đến hành vi vi phạm quy định của pháp luật đến trụ sở của cơ quan tôi phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính hoặc đến trụ sở của cơ quan công an cấp xã, cơ quan công an cấp huyện nơi cư trú hoặc đóng trụ sở của các tổ chức đó để giải quyết về vụ việc vi phạm hành chính, nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện thực hiện trực tiếp tại trụ sở cơ quan phát hiện ra hành vi vi phạm thì có thể ủy thác tư pháp làm việc tại cơ quan công an nơi mà cá nhân đó đang cư trú.
Bước 4: Phối hợp với chủ phương tiện để giải quyết vụ việc vi phạm. Trong trường hợp vi phạm tuy nhiên không thể dùng được phương tiện giao thông đó để giải quyết ngay lập tức, người có thẩm quyền xử phạt sẽ thông qua các thiết bị phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ, tiến hành xử phạt trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm. Khi chủ phương tiện, các cá nhân và tổ chức có liên quan đến hành vi vi phạm hành chính đến các cơ quan công an để giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định của pháp luật, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan công an phát hiện ra hành vi vi phạm hoặc trưởng công an cấp xã, trưởng công an cấp huyện tiến hành giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày xác định được các tổ chức và cá nhân vi phạm, sau đó ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, và tổ chức thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Cập nhật kết quả xử lý và kết thúc hồ sơ. Trong trường hợp vụ việc vi phạm do công an cấp xã, công an cấp huyện giải quyết và xử lý thì phải ngay lập tức thông báo kết quả giải quyết vụ việc cho cơ quan công an nơi phát hiện ra hành vi vi phạm. Đồng thời, cập nhật trạng thái đã giải quyết và xử lý vụ việc trên cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục cảnh sát, sau đó gửi ngay thông báo bằng văn bản kết thúc cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm cho các cơ quan đăng kiểm, gỡ bỏ trạng thái đã gửi thông báo cảnh báo cho cơ quan đăng kiểm trên hệ thống quản lý vi phạm hành chính.
3. Quy định về phát hiện vi phạm giao thông thông qua camera giám sát:
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, có quy định cụ thể về việc phát hiện vi phạm hành chính thông qua phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ. Cụ thể như sau:
– Các cán bộ cảnh sát giao thông có sử dụng phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ để phát hiện và thu thập hành vi vi phạm pháp luật của người tham gia giao thông và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ sẽ cần phải có nghĩa vụ hợp tác theo yêu cầu kiểm tra thông qua phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của các cán bộ lực lượng cảnh sát giao thông;
– Kết quả thu được từ các thiết bị phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ là hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trữ trong bộ nhớ của các phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ, được thống kê và lập danh sách, in thành ảnh hoặc các bản thu âm về hành vi vi phạm pháp luật, lưu giữ đầy đủ trong hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và theo quy định của Bộ công an về công tác hồ sơ;
– Khi phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được thông tin, thu thập hình ảnh về hành vi vi phạm pháp luật của người tham gia giao thông hoặc phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người có thẩm quyền xử phạt cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Cần phải tổ chức lực lượng chức năng dừng phương tiện giao thông để kiểm soát và xử lý vi phạm. Trong trường hợp người vi phạm đề nghị được xem các thông tin và hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm của mình, tổ công tác cần phải cho người vi phạm xem xét các chứng cứ tại nơi kiểm soát, nếu chưa có thông tin và kết quả tại nơi kiểm soát thì hướng dẫn người vi phạm xem xét khi xử lý vi phạm tại trụ sở của đơn vị.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông;
– Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định danh mục, quản lý phương tiện, thiết bị nghiệp vụ để phát hiện VPHC;
– Thông tư 51/2022/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 135/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính thuộc ngành Giao thông Vận tải.
THAM KHẢO THÊM: