Vi bằng là loại giấy tờ được xác định là chứng cứ hỗ trợ trong quá trình giải quyết tranh chấp về hành chính, dân sự tại Tòa án. Vậy có được lập vi bằng để kiện người tung tin đồn thất thiệt?
Mục lục bài viết
1. Cá nhân bị người khác tung tin đồn thất thiệt có thể khởi kiện hay không?
Pháp luật bên cạnh việc bảo vệ tính mạng sức khỏe của các cá nhân tổ chức mà còn có trách nhiệm bảo vệ danh dự nhân phẩm uy tín của những chủ thể này. Hành vi tung tin đồn thất thiệt, tạo dựng những sự kiện tình huống không đúng với sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì hoàn toàn có quyền được khởi kiện ra Tòa án đã yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt cũng như bồi thường thiệt hại. Căn cứ theo Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín đã được ghi nhận với các nội dung như sau:
– Pháp luật hiện hành cũng đã thừa nhận rằng danh dự nhân phẩm uy tín của một cá nhân làm bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ một cách tuyệt đối;
– Nếu cá nhân không thể tự mình tiến hành giải quyết vấn đề này thì có thể yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm uy tín của mình. Hiện nay, việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín không chỉ áp dụng được đối với cá nhân còn đang sống mà những người đã chết theo yêu cầu của vợ chồng hoặc con thành viên cũng có thể yêu cầu để bảo vệ danh dự cho người thân của mình; trường hợp không còn những người này thì theo yêu cầu của cha mẹ của người đã chết, trừ trường hợp pháp luật có liên quan quy định khác;
– Việc làm ảnh hưởng danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân khi tiến hành trên các phương tiện thông tin đại chúng thì bắt buộc phải gỡ bỏ và cải chính bằng phương tiện thông tin đại chúng đó. Đối với những thông tin được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì bắt buộc phải hủy bỏ;
– Tồn tại hành vi tung tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm uy tín nhưng lại không xác định được người đã đưa những thông tin này thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng;
– Các cá nhân bị thông tin làm ảnh xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín hoàn toàn có quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó; yêu cầu người đưa ra thông tin cải chính thông tin xin lỗi và bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Như vậy, danh dự, nhân phẩm uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo hộ. Nếu nhận thấy thông tin liên quan đến mình bị người khác tung tin đồn thất thiệt, xâm phạm đến danh dự nhân phẩm thì có thể tiến lên khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt hành vi và bồi thường thiệt hại.
2. Có được lập vi bằng để kiện người tung tin đồn thất thiệt?
Vi bằng được hiểu là loại văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật được thực hiện bởi Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Việc lập vi bằng được xác định là nguồn chứng cứ quan trọng để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định pháp luật.
Để có thể lý giải việc có được lập vi bằng kiện người tung tin đồn thất thiệt hay không thì cá nhân cần phải xem xét liên quan đến các nội dung của quy định về trường hợp không được lập vi bằng. Hiện nay, theo căn cứ tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì những trường hợp được nêu dưới đây sẽ không được phép đi tiến thành lập vi bằng:
– Thứ nhất, trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này sẽ không được phép thực hiện lập vi bằng, cụ thể: khi thực thi nhiệm vụ Thừa phát lại sẽ không được nhận những công việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thiết của mình bao gồm vợ chồng, con rể, con nuô,i cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông bà nộ,i ông bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh chị em ruột của Thừa phát lại; Đối với Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì thì sẽ không được nhận những vụ việc liên quan đến quyền lợi của cháu ruột của mình.
– Trường hợp xác định được hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an ninh quốc phòng bao gồm như xâm phạm về mục tiêu về an ninh quốc phòng; cố tình làm lộ bí mật nhà nước; tiến hành việc phát tán tin tức tài liệu thuộc bí mật Nhà nước; có hành vi vi phạm liên quan đến quy định ra, vào, đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ vành đai an toàn của công trình an ninh quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật bảo vệ, công trình an ninh quốc phòng và khu quân sự;
– Liên quan đến đời sống riêng tư bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự nếu lập vi bằng ảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố này thì sẽ không được phép thực hiện đồng thời căn cứ nếu có dấu hiệu trái với đạo đức xã hội thì cũng không được thực hiện;
– Việc lập vi bằng chỉ được thực hiện trong những phạm vi nội dung nhất định chính vì vậy xác nhận nội dung và ký tên trong hợp đồng giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng chứng thực sẽ không được phép lập vi bằng; xác nhận tính chính xác hợp pháp và không trái đạo đức xã hội của bản dihj, giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; đồng thời tiến hành xác nhận chữ ký bản sao đúng với bản chính;
– Trường hợp ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu đất đai tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng quyền sở hữu theo quy định của pháp luật thì phải được tiến hành là công chứng chứng thực chứ không được tiến hành lập vi bằng;
– Khi ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái với pháp luật;
– Đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ nếu yêu cầu ghi nhận sự kiện hành vi của những đối tượng này thì sẽ không được thực hiện việc lập vi bằng;
– Cá nhân yêu cầu ghi nhận sự kiện hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến thì hoàn toàn có thể từ chối thực hiện việc này;
– Còn có một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Đối chiếu với các quy định nêu trên việc lập vi bằng để làm bằng chứng kiện người tung tin đồn thất thiệt là hoàn toàn hợp pháp. Không nằm trong các trường hợp không được lập vi bằng nên cá nhân có nhu cầu lập vi bằng kiện người tung tin đồn thất thiệt là quyền của cá nhân miễn sao các thông tin laaoj vi bằng phải đảm bảo đúng với tình trạng trên thực tế.
3. Thủ tục lập vi bằng đã kiện người tung tin đồn thất thiệt:
Lập vi bằng phải được diễn ra theo đúng trình tự thủ tục thì mới đảm bảo về tính pháp lý, hiện nay về thủ tục đã được ghi nhận tại Điều 39 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP, cụ thể:
– Để đảm bảo được tính chính xác thì điều kiện tiên quyết tiến hành lập vi bằng đúng pháp luật là thừa phát lại trực tiếp chứng kiến lập vi bằng và người này sẽ phải chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình đã lập nên. Hành vi lập vi bằng phải đề cao sự khách quan, trung thực khi ghi nhận sự kiện. Một số trường hợp cần thiết, thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng của mình
– Liên quan đến trách nhiệm của người yêu cầu lập vi bằng thì phải cung cấp đầy đủ chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến lập vi bằng và trong trường hợp nếu cung cấp các thông tin không chính xác không hợp pháp thì phải tự chịu trách nhiệm pháp luật về thông tin mình đã đưa ra;
– Việc lập vi bằng phải được Thừa phát lại giải thích rõ ràng cho người yêu cầu về giá trị của vi bằng và người yêu cầu phải tiến hành ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng đã xác nhận thông tin;
– Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu đã được Bộ trưởng Bộ tư pháp ghi nhận;
– Sau khi đã lập vi bằng thì giấy tờ này sẽ được gửi cho người yêu cầu và được lưu giữ tại Văn phòng thừa phát lại theo đúng quy định của pháp luật về lưu trữ .
Lưu ý rằng: trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng thì Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm gửi vi bằng, tài liệu chứng cứ đến Sở tư pháp nơi Văn phòng thừa phát lại đang đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Khi tiếp nhận vi bằng từ Văn phòng thừa phát lại gửi đến thì Sở tư pháp trong vòng 2 ngày làm việc sẽ ghi vào sổ đăng ký vi bằng; liên quan đến lĩnh vực vi bằng thì Sở tư pháp có trách nhiệm trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu và vi bằng theo sự hướng dẫn của Bộ tư pháp.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.