Cổ tức được biết đến là khoản lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải chi trả cho các cổ đông khi doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, trích tái đầu tư vào việc kinh doanh và lập các quỹ dự phòng của doanh nghiệp. Vậy trường hợp chậm trả cổ tức thì có được kiện doanh nghiệp vì hành vi này không?
Mục lục bài viết
1. Thời hạn để doanh nghiệp sẽ trả cổ tức theo quy định:
Theo khoản 5 Điều 4
– Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi;
– Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được chi trả cho cá nhân dựa trên việc xác định số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Đồng thời, Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi đảm bảo các yếu tố như:
+ Doanh ngiệp này không có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
+ Hoàn tất được việc trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
+ Sau khi trả hết số cổ tức thì hoạt động của công ty vân được diễn ra ổn định, đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
Theo quy định hiện hành thì cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị có trách nhiệm trong việc lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức.
Trước khi tiến hành trả cổ tức theo thời hạn thì cần có sự thông báo về vấn đề này các các cổ đông. Việc thông báo được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Nội dung trong văn bản thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây:
– Thể hiện được đầy đủ tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty;
– Cùng với đó sẽ ghi rõ họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân;
– Liên quan đến thông tin về doanh nghiệp như tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
– Công khai về số lượng cổ phần từng loại của cổ đông trong văn bản thông báo; đồng thời với mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận cũng được thực hiện tương tự;
– Ghi rõ về thời điểm và phương thức trả cổ tức;
– Cuối cùng là ghi họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.
Như vậy, cổ tức sẽ phải được chi trả cho các cổ động trong thời gian 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
2. Có được kiện doanh nghiệp chậm trả cổ tức hay không?
Có thể thấy, thanh toán cổ tức đúng thời hạn là một trong những hoạt động nhận được nhiều quan tâm của các cổ đông vì nó liên quan đến trực tiếp đến quyền lợi của các cổ đông. Tuy nhiên, không phải khi nào cổ tức cũng được thanh toán đúng hạn như quy định của luật. Đến nay, việc chậm trả cổ tức vẫn chưa có một chế tài xử lý vi phạm cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp hoặc với những người quản lý của doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ thanh toán cổ tức đúng hạn
Thời điểm trước, đối với doanh nghiệp có vốn Nhà nước thì có đề cập đến vấn đề chậm trả cổ tức tại Quy chế quản lý quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10/05/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Theo nội dung của Quy chế trên thì doanh nghiệp chậm trả cổ tức so với thời hạn quy định trong Nghị quyết đại hội đồng cổ đông từ 03 tháng trở lên thì phải chịu thêm tiền lãi quá hạn, quá 4 tháng còn phải chịu thêm lãi phạt chậm nộp.
Hiện tại thì Quyết định 21/2012/QĐ-TTg đã hết hiệu lực và văn bản thay thế là Nghị định 148/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp nhưng văn bản này đã không còn quy định về vấn đề lãi do trả chậm cổ tức;
Có thể thấy, thanh toán chậm trễ hoặc thực hiện không đầy đủ đều được coi là vi phạm nghĩa vụ thanh toán nợ và cổ đông có quyền yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện đúng cũng như chịu trách nhiệm với những hành vi vi phạm này thông qua việc khiếu nại, kiến nghị ban lãnh đạo công ty cổ phần. Thậm chí, có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết yêu cầu trả cổ tức này.
Kiến nghị: Pháp luật cũng phải có chế định hoàn thiện hơn, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thanh toán cổ tức như bổ sung thêm các chế tài xử phạt hoặc các quy định mang tính ràng buộc để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như người quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra để hạn chế được việc chậm trả cổ tức thì cần quy định rõ: nếu doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ đối với cổ đông về trả cổ tức sẽ được xác định là không bảo đảm uy tín với cổ đông và thị trường. Khi tình trạng này diễn ra thì gây ảnh hưởng đến yêu cầu đăng ký hoặc không được phê duyệt các hồ sơ đăng ký liên quan đến phát hành cổ phiếu/ tăng vốn điều lệ mới.
3. Trình tự giải quyết kiện doanh nghiệp chậm trả cổ tức:
Trình tự giải quyết vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự cơ bản gồm những bước sau đây:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
Dựa theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì cá nhân là cổ đông bị chậm trả cổ tức phải làm đơn khởi kiện và nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
Bước 2: Tiến hành phân công thẩm phán xem xét đơn
Thời gian để phân công phẩm phán thực hiện vụ kiện là trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện. Việc phân công sẽ do Chánh án Tòa án thực hiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
– Gửi đến người nộp đơn về yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
– Nếu hồ sơ hợp lệ thì tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
Bước 3: Thụ lý vụ án
– Qua quá trình xem xét tài liệu, chứng cứ được cung cấp thì nếu Tòa án nhận thấy vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa thì sẽ tiến hành thông báo cho người khởi kiện để hoàn tất nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí.
Bước 4: Tiến hành hòa giải
Cần tuân thủ nguyên tắc tiến hành hòa giải thực hiện theo Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, mục đích là để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ trường hợp một trong hai bên có yêu cầu không hòa giải
Bước 5: Chuẩn bị xét xử
Giai đoạn chuẩn bị xét xử sẽ diễn ra trong vòng 01 tháng, nhiệm vụ chính của Tòa án đó là yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ, ra các quyết định đình chỉ xét đơn, trưng cầu giám định, định giá tài sản, mở phiên tòa giải quyết việc dân sự…
Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm
Quyết định đưa vụ án xét xử thì phải tuân thủ về mặt thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định hoặc thực hiện theo giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Doanh nghiệp 2020;
– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
THAM KHẢO THÊM: