Trong xu thế cạnh tranh như hiện nay, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh và điều tiết nhu cầu mua sắm của khách hàng, vì vậy việc khuyến mại luôn được các doanh nghiệp đề cao. Vậy có được phép khuyến mãi tại nơi không có địa điểm kinh doanh hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được khuyến mại tại nơi không có địa điểm kinh doanh?
Khuyến mại là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại được thương nhân thực hiện nhằm thúc đẩy việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng nhiều lợi ích. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết
– Thương nhân thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến mại đến tất cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đó là tất cả các Sở công thương nơi tổ chức hoạt động khuyến mại (tức là tại địa bàn thực hiện hoạt động khuyến mại) trước khi thực hiện chương trình khuyến mại trên thực tế theo các hình thức quy định tại Điều 92 của Văn bản hợp nhất Luật thương mại năm 2019, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 của Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Thành phần hồ sơ thông báo cần phải được gửi tới Sở công thương tối thiểu trước 03 ngày làm việc trước khi thực hiện hoạt động khuyến mại (thời gian này sẽ căn cứ theo ngày nhận trên vận đơn bưu điện hoặc các hình thức có giá trị tương đương trong trường hợp gửi qua bưu điện, căn cứ theo ngày ghi nhận trên giấy tiếp nhận thành phần hồ sơ trong trường hợp thành phần hồ sơ được gửi trực tiếp, căn cứ vào thời gian ghi nhận trên hệ thống thư điện tử hoặc có thể căn cứ theo ngày ghi nhận trên hệ thống trong trường hợp nộp qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích trực tuyến);
– Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo khi thực hiện hoạt động khuyến mại đó là khi khuyến mại theo hình thức:
+ Thương nhân thực hiện các chương trình khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng hoặc tổng giá trị quà tặng dưới 100.000.000 đồng;
+ Thương nhân chỉ thực hiện hoạt động bán hàng và khuyến mại thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, thông qua website khuyến mại trực tuyến.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, pháp luật không giới hạn thương nhân chỉ được phép thực hiện chương trình khuyến mại tại nơi có địa điểm kinh doanh. Vì vậy, trong trường hợp thương nhân thực hiện thủ tục khuyến mại tại nhiều địa điểm, và thuộc đối tượng không phải thông báo khuyến mại thì cần phải thực hiện việc thông báo hoạt động khuyến mại tới tất cả cơ quan có thẩm quyền đó là Sở công thương nơi tổ chức khuyến mại theo quy định tại Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Hay nói cách khác, thương nhân vẫn có quyền tổ chức khuyến mại tại nơi không có địa điểm kinh doanh.
2. Thời gian thực hiện khuyến mại giảm giá hàng hóa tối đa là bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, có quy định về việc bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo. Theo đó:
– Trong trường hợp thực hiện hoạt động khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian thực hiện thủ tục khuyến mại tại bất kỳ địa điểm nào cần phải tuân thủ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại;
– Không được giảm giá bán hàng hóa, giảm giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện nhà nước quy định giá cụ thể;
– Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn so với mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán các loại hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc trường hợp nhà nước quy định khung giá hoặc nhà nước quy định giá tối thiểu;
– Tuyệt đối nghiêm cấm hành vi lợi dụng hình thức khuyến mại để bán phá giá các loại hàng hóa và dịch vụ;
– Tổng thời gian thực hiện hoạt động khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ sẽ không được phép vượt quá 120 ngày trong một năm, trong đó không bao gồm thời gian thực hiện thủ tục khuyến mại đối với các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ chương trình khuyến mại tập trung hoặc các chương trình xúc tiến thương mại do thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể.
Theo đó thì có thể nói, tổng thời gian thực hiện hoạt động khuyến mại giảm giá đối với một nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ trên thực tế không được phép vượt quá 120 ngày trong một năm. Đồng thời, cũng theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, thì trong đó không bao gồm khoảng thời gian thực hiện thủ tục khuyến mại đối với các chương trình khuyến mại theo hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và trong khuôn khổ các chương trình hoạt động xúc tiến thương mại do thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể.
3. Có thể tổ chức khuyến mại dưới loại hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại và theo Điều 92 của Văn bản hợp nhất Luật thương mại năm 2019 có quy định về các hình thức khuyến mại. Theo đó, có thể tổ chức khuyến mại dưới các hình thức sau đây:
– Đưa hàng mẫu, cung ứng các dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử, và khách hàng không cần phải trả tiền;
– Tặng hàng hóa cho khách hàng, tiến hành thủ tục cung ứng dịch vụ cho khách hàng không thu tiền của khách hàng;
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn so với giá bán, giá cung ứng dịch vụ trước đó, đồng thời được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đã thông báo. Trong trường hợp các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc diện nhà nước quản lý giá và bình ổn giá thì việc khuyến mại theo hình thức này sẽ được tiến hành theo quy định cụ thể của Chính phủ;
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, kèm theo phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng có thể thưởng một số lợi ích nhất định;
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi để lựa chọn ra khách hàng đáp ứng đầy đủ điều kiện trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố ban đầu;
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính chất may rủi, việc trúng thưởng khi Tham gia vào các chương trình mang tính chất may rủi hoàn toàn dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố;
– Tổ chức các chương trình khách hàng thường xuyên, việc tặng thưởng cho khách hàng sẽ dựa trên số lượng hàng hóa, giá trị hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng đã mua và sử dụng, có thể được thực hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ của khách hàng hoặc được thể hiện dưới các hình thức hợp pháp khác;
– Tổ chức cho khách hàng tham gia vào các chương trình giải trí, văn hóa nghệ thuật, tổ chức sự kiện vì mục đích khuyến mại;
– Các hình thức khuyến mại khác khi được cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại đồng ý và chấp thuận.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại;
– Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
THAM KHẢO THÊM: