Góp vốn bằng quyền sử dụng đất chính là một trong những phương thức để chủ thể góp vốn khi thành lập doanh nghiệp hoặc để thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh. Vậy thì, liệu rằng có được góp vốn bằng quyền sử dụng đất để xây dựng khách sạn hay không?
Mục lục bài viết
1. Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất:
Pháp
Thứ nhất, về chủ thể. Đối với tài sản thuộc sở hữu nói chung và tài sản gắn liền với đất nói riêng thì các chủ thể trong và ngoài nước không bị hạn chế khi đem góp vốn để tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước đã được nhà nước giao và cho thuê đất, hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp. Còn tổ chức và cá nhân nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam thì không được pháp luật cho hưởng quyền này.
Thứ hai, về đối tượng. Do đặc điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước là đại diện chủ sở hữu cũng như thống nhất quản lý nên nhà nước giao đất cho các chủ thể sử dụng ổn định lâu dài, các đối tượng của việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất là quyền sử dụng đất chứ không phải bản thân đất đai. Sau khi góp vốn để sản xuất kinh doanh thì quyền sử dụng đất trở thành tài sản của doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp bị phá sản thì quyền sử dụng đất góp bốn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.
2. Có được góp vốn bằng quyền sử dụng đất để xây khách sạn không?
Trong những năm gần đây, trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế với bên ngoài, thì mô hình kinh doanh khách sạn ngày càng trở nên phổ biến song song với hoạt động du lịch. Hiểu đơn giản thì, khách sạn chính là một mô hình của cơ sở kinh doanh lưu trú đáp ứng đầy đủ tiện nghi để phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống cũng như vui chơi và giải trí của khách hàng trong thời gian khách hàng lưu trú tại đây. Vì thế cho nên khách sạn vẫn được coi là một trong những loại hình doanh nghiệp bởi kinh doanh khách sạn nhằm mục đích chính đó là thu hút lợi nhuận và mang bản chất thương mại rõ nét, kinh doanh khách sạn phải đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, và phải đăng ký theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sở dĩ mô hình kinh doanh này phát triển là do nhu cầu lưu trú và nhu cầu du lịch … của con người ngày càng tăng cao, bao gồm cả khách du lịch nội địa và khách quốc tế. Nhiều người có thói quen di chuyển đến nhiều tỉnh thành phố khác nhau vì thế, việc tìm đến một nơi lưu trú là điều cần thiết và quan trọng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của
– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định;
– Quyền sử dụng đất đem góp vốn phải là đất không có tranh chấp và được sử dụng ổn định lâu dài;
– Quyền sử dụng đất đem đi góp vốn vẫn trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật và không bị kê biên để đảm bảo thi hành án theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra thì chủ thể tham gia vào giao dịch góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ cũng như tham gia giao dịch một cách hoàn toàn tự nguyện theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
3. Thành phần hồ sơ góp vốn bằng quyền sử dụng đất để xây khách sạn:
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Căn cứ khoản 1 Điều 2 của Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi thông tư quy định hướng dẫn Luật Đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục góp vốn gồm có các giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu do pháp luật có quy định, cụ thể là mẫu số 09/ĐK;
– Hợp đồng, văn bản về việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định;
– Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục luật định;
– Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư.
4. Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất:
Bước 1: Nộp hồ sơ. Các chủ thể có thể nộp hồ sơ bao gồm các thành phần hồ sơ nêu trên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có rất nhiều hình thức nộp hồ sơ khác nhau. Có thể nộp trực tiếp tại văn phòng đăng ký đất đai. Đối với các địa phương đã thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thì các chủ thể có thể nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa đó.
Bước 2: Các chủ thể tiếp nhận hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
Bước 4: Trả kết quả. Thời gian thực hiện theo quy định của pháp luật là không quá 10 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lý, không quá 20 ngày đối với các vùng núi hải đảo, vùng sâu vùng xa vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chỉ được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Hết thời hạn góp vốn theo quy định của pháp luật;
– Một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn;
– Bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật;
– Bên góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể;
– Các chủ thể là cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;
– Các chủ thể là pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
–
– Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi Thông tư quy định hướng dẫn Luật Đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.