Tố cáo nặc danh là gì? Hình thức tố cáo nặc danh? Đơn tố cáo nặc danh có được tiếp nhận và xử lý không?
Trong thười kỳ pháp luật nhà nước đang phát triển, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cho công dân thì người dân đã nhờ đến các cơ quan nhà nước giải quyết các thủ tục hành chính cho mình rất là nhiều. Theo đó, khi có sự việc gì xảy ra gây ảnh hưởng đến quyền lợi họ có quyền gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Trong
Luật sư
1. Tố cáo nặc danh là gì?
Khoản 1 Điều 2
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Pháp luật hiện nay không quy định khái niệm tố cáo nặc danh, tuy nhiên, có thể hiểu tố cáo nặc danh là việc tố cáo không xác định được người tố cáo. Việc tố cáo nặc danh có thể bao gồm: Đơn không có tên người tố cáo, Đơn có tên nhưng tên giả, không có thật; Đơn mang tên người khác (mạo danh),…
Hay có thể hiểu tố cáo nặc danh là việc không xác định được thông tin cá nhân của người tố cáo.
2. Hình thức tố cáo nặc danh
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Đối với hình thức tố cáo bằng đơn
Khoản 1 Điều 23 Luật tố cáo quy định Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.
Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì không quy định phải gửi kèm tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo mà chỉ quy định phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.
Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo. Tuy nhiên, người tố cáo không cung cấp thông tin cá nhân cũng như tài liệu, chứng cứ dẫn đến việc tố cáo sai, tố cáo tràn lan không chỉ ảnh hưởng đến người bị tố cáo mà còn ảnh hưởng đến người giải quyết tố cáo, gây mất thời gian và công sức của người giải quyết tố cáo và người tố cáo phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi tố cáo của mình khi cơ quan xét thấy tố cáo sai sự thật.
Đối với hình thức tố cáo trực tiếp
Khoản 2 Điều 23 Luật tố cáo quy định Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung như quy định với hình thức tố cáo bằng đơn.
Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
Như vậy, việc tố cáo nặc danh chỉ có thể được thực hiện bằng hình thức tố cáo quy đơn. Nguyên nhân của việc tố cáo nặc danh qua đơn có thể do người tố cáo lo sợ việc mình có thể bị trả thù nên buộc phải giấu tên.
3. Đơn tố cáo nặc danh có được tiếp nhận và xử lý không?
Theo quy định tại Điều 25 Luật tố cáo thì pháp luật hiện nay có cho phép người dân được tố cáo nặc danh, tuy nhiên phải có nội dung về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin tố cáo nặc danh.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 13 Luật tố cáo 2011 như sau:
“Điều 13. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
5. Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
6. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
7. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.”
Như vậy, bạn muốn tố cáo chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì bạn gửi đơn tố cáo đến đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tức là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là cấp trên trực tiếp của xã bạn.
Khoản 2 Điều 6
“2. Phân loại theo điều kiện xử lý, bao gồm đơn đủ điều kiện xử lý, đơn không đủ điều kiện xử lý.
a) Đơn đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt và được người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ, chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;
– Đơn khiếu nại phải ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị khiếu nại, nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
– Đơn tố cáo phải ghi rõ nội dung tố cáo; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo, hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
– Đơn kiến nghị, phản ánh phải ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;
– Đơn chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận đơn xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đã được xử lý nhưng người khiếu nại, người tố cáo được quyền khiếu nại, tố cáo tiếp theo quy định của pháp luật.”
Như vậy đơn đủ điều kiện xử lý phải bao gồm họ, tên, địa chỉ, chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn. Tuy nhiên, theo Điều 19
Do đó, nếu đơn tố cáo đáp ứng đủ các điều kiện như “nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng về hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm” thì đơn tố cáo sẽ được tiếp nhận.