Hành vi trộm cắp tài sản đang ngày càng gia tăng và xuất hiện ở mọi nơi, hành vi này có thể được thực hiện ở gia đình đến các cơ quan và doanh nghiệp ... Vậy, công ty có được đuổi việc bà không trả lương cho nhân viên trộm cắp hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được đuổi việc nhân viên có hành vi ăn cắp không?
Hiện nay trong các công ty và các doanh nghiệp, hiện tượng trộm cắp tài sản có lẽ đã không còn quá xa lạ. Pháp luật quy định xử lý nghiêm khắc đối với hành vi nhân viên có hiện tượng ăn cắp để đảm bảo tính nghiêm minh trong quan hệ lao động. Trộm cắp tài sản trong công ty được xem là hành vi nhân viên bé nút và bí mật chiếm đoạt tài sản trái quy định của pháp luật thuộc quyền sở hữu của công ty hoặc của người khác. Đây được xem là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh. Bên cạnh đó thì hành vi trộm cắp tài sản của công ty cũng sẽ được coi là một trong những hành vi vi phạm kỷ
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 125 của
– Người lao động trong doanh nghiệp và trong công ty có hành vi trộm cắp hoặc tham ô trái quy định của pháp luật, có hành vi đánh bạc hoặc cố ý gây thương tích trái quy định của pháp luật, có hành vi sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
– Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh hoặc tiết lộ bí mật công nghệ của người sử dụng lao động, có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động trái quy định của pháp luật, người lao động có hành vi gây thiệt hại ở mức nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản và lợi ích của người sử dụng lao động, người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc trái với những quy định được ghi nhận trong nội quy;
Người lao động đã bị xử lý kỷ luật dưới hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương hoặc cách chức theo quy định của pháp luật tuy nhiên vẫn tái phạm trong thời gian chưa được xóa kỷ luật, và tái phạm là khái niệm để chỉ những trường hợp người lao động lặp đi lặp lại hành vi vi phạm mà trước đó đã bị người sử dụng lao động xử lý kỷ luật nhưng chưa được xóa kỷ luật căn cứ theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Người lao động tự ý bỏ việc trong khoảng thời gian 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc trong khoảng thời gian 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày được tính kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc nhưng không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Theo quy định của pháp luật hiện nay, thì trường hợp được coi là có lý do chính đáng sẽ bao gồm trường hợp xảy ra hiện tượng thiên tai hoặc hỏa hoạn, bản thân hoặc thân nhân của người lao động bị ốm và có xác nhận của các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, và các trường hợp khác được quy định trong
Như vậy thì có thể nói, người sử dụng lao động sẽ được quyền đuổi việc khi nhân viên có hành vi trộm cắp trong doanh nghiệp, hay nói cách khác, người lao động có hành vi trộm cắp tài sản trong doanh nghiệp là một trong những trường hợp có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Tuy nhiên hiện nay, pháp luật về lao động không quy định cụ thể giá trị tài sản trộm cắp từ bao nhiêu tiền trở lên thì người lao động đó sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Theo đó thì có thể thấy việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với những nhân viên có hành vi trộm cắp tại nơi làm việc sẽ hoàn toàn căn cứ vào
2. Có được không trả lương cho nhân viên có hành vi ăn cắp không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Bộ luật lao động năm 2019 thì khi người lao động bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải tức là việc
– Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động trên thực tế;
– Người sử dụng lao động có những thay đổi về cơ cấu và công nghệ hoặc xuất phát từ lý do kinh tế;
– Trường hợp chia tách hoặc hợp nhất hoặc sáp nhập, bán hoặc cho thuê hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp và hợp tác xã trên thực tế;
– Xuất phát từ thiên tai hoặc hỏa hoạn và các dịch bệnh nguy hiểm khác.
Như vậy có thể nói, người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động thì trong khoảng thời gian 14 ngày làm việc được tính kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động đó sẽ phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi cho người lao động, trong đó bao gồm cả tiền lương. Hay nói cách khác, khi người lao động có hành vi trộm cắp tài sản tại doanh nghiệp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải thì người lao động đó vẫn sẽ được nhận lương đối với những ngày đã làm việc và cống hiến tại doanh nghiệp đó. Theo phân tích nêu trên, thì doanh nghiệp sẽ không có quyền áp dụng hình thức cắt lương đối với người lao động khi đã áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động có hành vi trộm cắp. Người sử dụng lao động chỉ có quyền bắt người lao động hoàn lại tài sản mà mình đã trộm cắp đó. Trong trường hợp người lao động có hành vi gây thiệt hại do làm hư hỏng hoặc dụng cụ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có quyền áp dụng biện pháp khấu trừ lương theo quy định của pháp luật.
3. Người sử dụng lao động có bị xử phạt khi đuổi việc nhân viên mà không trả lương không?
Trong trường hợp người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với nhân viên có hành vi trộm cắp trong doanh nghiệp tuy nhiên, không trả đủ lương cho nhân viên đó thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định về tiền lương. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về mức xử phạt như sau:
– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
– Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
– Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần. Như vậy, người sử dụng lao động đuổi việc không trả lương cho nhân viên part time sẽ bị xử phạt với mức phạt tương đương số lượng người vi phạm, cụ thể như sau:
– Đối với cá nhân: Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
– Đối với tổ chức: Mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Nghị định số 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.