Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Tố tụng hình sự » Nghi ngờ người khác ăn trộm có được lục soát người không?

Luật Tố tụng hình sự

Nghi ngờ người khác ăn trộm có được lục soát người không?

  • 17/01/202317/01/2023
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    17/01/2023
    Luật Tố tụng hình sự
    0

    Ngày nay có nhiều người bị mất cắp tài sản và có nghi ngờ về đối tượng ăn trộm tài sản của mình và đã có hành động yêu cầu lục soát hoặc lục soát người của người bị nghi ngờ. Vậy việc lúc soát người của người khác như vậy có vi phạm pháp luật không? Nghi ngờ người khác ăn trộm có được lục soát người không?

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Nghi ngờ người khác ăn trộm có được lục soát người không?
    • 2 2. Khi nào thì được lục soát người của người có hành vi ăn trộm?
      • 2.1 2.1. Người có thẩm quyền ra lệnh khám xét có phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền:
      • 2.2 2.2. Người có thẩm quyền ra lệnh trong trường hợp khẩn cấp:
    • 3 3. Trường hợp nào thì được khám xét người có hành vi ăn trộm mà không cần có lệnh khám xét?
    • 4 4. Trình tự, thủ tục thực hiện khám xét người:

    1. Nghi ngờ người khác ăn trộm có được lục soát người không?

    Lục soát người được hiểu là việc một cá nhân thực hiện việc tìm tòi, lục soát trong người, quần áo đang mặc và các đồ vật đem theo của người khác nhằm phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án do Điều tra viên tiến hành khi có căn cứ để nhận định có trong người đối tượng bị khám. Khám người là biện pháp cưỡng chế có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền cơ bản của công dân nên pháp luật tố tụng hình sự quy định rất chặt chẽ.

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, căn cứ theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, bưu kiện,…của một cá nhân thì được thực hiện trong trường hợp có căn cứ nhận định, xác định là trong người của người bị khám xét, chỗ ở, nơi làm việc, phương tiện phạm tội, tài liệu…hoặc những vật dụng khác có liên quan đến vụ án điều tra. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định này thì việc khám xét người hoặc chỗ ở, nơi làm việc cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã và để giải cứu nạn nhân.

    Như vậy, việc khám xét, lục soát người chỉ được tiến hành khi có căn cứ xác nhận hoặc nhận định rằng trong người của người bị khám xét có công cụ, tài liệu, đồ vật hoặc phương tiện phạm tội hoặc những đồ vật hay tài liệu khác có liên quan đến việc thực hiện tội phạm. Nếu việc nghi ngờ người khác ăn trộm có căn cứ chứng minh người đó đã thực hiện hành vi phạm tội là lấy trộm tài sản của mình thì có thể yêu cầu người đó cho lục soát người. Căn cứ này phải được trình bày cụ thể và rõ ràng. Nếu không chứng minh được căn cứ để cho rằng người đó đã ăn trộm tài sản của mình mà chỉ ở mức nghi ngờ thì không được lục soát, khám xét người của người đó. Nếu vẫn thực hiện hành vi khám xét người mà không có căn cứ thì người lục soát đã xâm phạm đến quyền của công dân- quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được quy định tại Điều 20 Hiến pháp 2013.

    2. Khi nào thì được lục soát người của người có hành vi ăn trộm?

    Thông thường việc khám xét, lục soát người sẽ phải thực hiện theo lệnh của cá nhân có thẩm quyền ra lệnh và phải thực hiện theo trình tự, thủ tục của tố tụng hình sự.

    Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 113 và Điều 193 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì việc khám xét người được thực hiện khi có lệnh khám xét của những người có thẩm quyền. Theo đó, lệnh khám xét người nêu trên phải được Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền phê chuẩn trước khi tiến hành thực hiện lệnh khám xét. Trong trường hợp khẩn cấp không thể kéo dài thời gian để chờ phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền thì những người có thẩm quyền có quyền ra lệnh khám xét nhưng phải lưu ý là trong thời hạn 24 giờ kể từ khi thực hiện khám xét xong thì người đã ra lệnh phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền thực hiện quyền công tố và quyền kiểm sát việc điều tra vụ án, vụ việc.

    Như vậy, việc ra lệnh khám xét được thực hiện trong hai trường hợp: Lệnh khám xét có phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền và Lệnh khám xét trong trường hợp khẩn cấp. Cụ thể những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét trong những trường hợp trên như sau:

    2.1. Người có thẩm quyền ra lệnh khám xét có phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền:

    Theo quy định trên thì người có thẩm quyền ra lệnh khám xét người được quy định tại tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Cụ thể những người có thẩm quyền đó là:

    – Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Đối với trường hợp này lệnh khám xét của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều ra ban hành phải được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành việc khám xét người;

    – Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp có thẩm quyền ban hành lệnh khám xét người;

    – Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân các cấp và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp và Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra lệnh khám xét người.

    – Những cá nhân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

    Các cá nhân trên có thẩm quyền ra lệnh khám xét người có thẩm quyền ra lệnh khám xét người và lệnh đó phải có sự phê duyệt của Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền thì mới tiến hành khám xét trên thực tế.

    2.2. Người có thẩm quyền ra lệnh trong trường hợp khẩn cấp:

    Những cá nhân có thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp khẩn cấp mà không cần có sự phê chuẩn ngay lập tức của Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự. Cụ thể những người có thẩm quyền đó được quy định như sau:

    – Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

    – Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương; Đồn trưởng Đồn biên phòng; Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương; Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng; Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng;

    – Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển; Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển;

    – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

    – Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi mà tàu bay hoặc tàu biển đó đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

    Như vậy, đối với những trường hợp khẩn cấp cần khám xét để ngăn chặn kịp thời hành vi tẩu thoát của người phạm tội và không thể kéo dài thời gian chờ phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền thì những cá nhân trên có quyền ra lệnh khám xét. Tuy nhiên để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trong tố tụng hình sự của các cơ quan được Nhà nước trao quyền thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, những cá nhân có thẩm quyền ra lệnh nêu trên phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để thực hành quyền công tố và thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc điều tra vụ án.

    3. Trường hợp nào thì được khám xét người có hành vi ăn trộm mà không cần có lệnh khám xét?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 194 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì việc khám xét người không cần có lệnh được thực hiện trong trường hợp bắt người hoặc khi có đủ căn cứ để chứng minh người có mặt tại nơi thực hiện nhiệm vụ khám xét có giấu vụ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu hoặc đồ vật liên quan trong người.

    Như vậy việc khám xét người mà không cần có lệnh khám xét được thực hiện trong hai trường hợp:

    – Trường hợp bắt người;

    – Có căn cứ chứng minh là trong người của cá nhân đó có cất giấu tài liệu, chứng cứ hoặc những đồ vật có liên quan đến việc phạm tội.

    4. Trình tự, thủ tục thực hiện khám xét người:

    Trong tố tụng hình sự việc khám xét người phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì việc khám xét người được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

    Thứ nhất, khi bắt đầu khám xét người thì những người có trách nhiệm thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lại lệnh đó. Bên cạnh đó những người có trách nhiệm thi hành lệnh phải giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt ở đó về quyền và nghĩa vụ của họ trong buổi khám xét.

    Thứ hai, thực hiện khám xét sau khi đọc lệnh khám xét.

    Lưu ý, việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người cùng giới khác chứng kiến quá trình khám xét. Việc khám xét người phải đảm bảo không xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được Hiến pháp năm 2013 công nhận.

    Từ những phân tích trên có thể thấy việc khám xét người chỉ được thực hiện khi có lệnh hoặc có căn cứ chứng minh người bị lục soát, khám xét có giấu trong người phương tiện phạm tội.

    Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

    – Hiến pháp năm 2013;

    – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Ăn trộm tài sản


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Ăn cắp vặt bao nhiêu năm tù? Ăn trộm vặt nhiều lần có bị đi tù?

    Hiện nay hiện tượng ăn cắp vặt, ăn trộm vặt đang ngày một trở nên phổ biến và khó phát hiện bỏi các đối tượng sử dụng thủ đoạn tinh vi và giá trị tài sản bị lấy cắp thường không quá lớn nên khó bị phát giác. Vậy ăn cắp vặt bao nhiêu năm tù? Ăn trộm vặt nhiều lần có bị đi tù không?

    Khởi tố tội trộm cắp tài sản? Trộm cắp tài sản chịu hình phạt thế nào?

    Có thể khởi tố để đòi lại tài sản bị mất không? Và vấn đề này được bồi thường như thế nào?

    Rủ bạn đi ăn trộm thì có phải là đồng phạm không?

    Rủ bạn đi ăn trộm nhưng không trực tiếp thực hiện hành vi trộm cắp thì phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? Tội trộm cắp tài sản.

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ