Ngoài các thủ tục đăng ký doanh nghiệp, thì điều kiện kinh doanh hợp pháp cũng là một vấn đề mà nhiều doanh nghiệp quan tâm. Câu hỏi đặt ra là: Có được đăng ký kinh doanh tại khu nhà tập thể không?
Mục lục bài viết
1. Đăng ký kinh doanh được hiểu như thế nào?
Ở Việt Nam, thuật ngữ đăng ký kinh doanh xuất hiện lần đầu tiên trong Luật Công ty năm 1990 và tiếp tục được sử dụng trong các văn bản pháp luật về tổ chức kinh doanh sau này. Tuy nhiên với thuật ngữ đăng ký kinh doanh thì chưa được quy định cụ thể trong
Thứ nhất, đăng ký kinh doanh là một thủ tục gia nhập thị trường của các chủ thể, là thủ tục pháp lý quan trọng và bắt buộc để chủ thể kinh doanh gia nhập thị trường. Chủ thể kinh doanh sẽ phải đăng ký các thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập với cơ quan đăng ký kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin cung cấp ghi trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lý của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các chủ thể. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là tiền đề và cơ sở Để doanh nghiệp gia nhập thị trường và tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp dưới sự bảo hộ của nhà nước. Tuy nhiên giấy phép đăng ký doanh nghiệp không phải là giấy phép kinh doanh. Các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ được phép kinh doanh khi đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện kinh doanh theo pháp luật chuyên ngành.
Thứ hai, đăng ký kinh doanh là phương thức thực hiện quyền tự do kinh doanh. Thực hiện quyền tự do đăng ký kinh doanh thì chủ thể kinh doanh tự do lựa chọn và đăng ký loại hình doanh nghiệp cũng như hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, tự do lựa chọn mức vốn đầu tư và tên doanh nghiệp… như vậy đăng ký kinh doanh là một công cụ để thực hiện quyền tự do của công dân. Việc đăng ký này hoàn toàn không hạn chế mà đây là một thủ tục cần thiết giúp cho doanh nghiệp được bảo đảm các quyền và nghĩa vụ cũng như được thừa nhận tư cách pháp lý khi gia nhập thị trường, Đồng thời đây cũng là biện pháp quan trọng giúp nhà nước tổ chức và quản lý doanh nghiệp một cách chặt chẽ và khoa học.
Thứ ba, đăng ký kinh doanh là một thủ tục mang tính chất hành chính. Chủ thể kinh doanh sẽ phải khai báo các thông tin về doanh nghiệp dự kiến hằng năm của cơ quan đăng ký kinh doanh, và cơ quan đăng ký kinh doanh căn cứ vào các quy định của pháp luật sẽ xem xét tính hợp lý của hồ sơ. Như vậy quan hệ đăng ký kinh doanh là một quan hệ hành chính giữa một bên là tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký kinh doanh với một bên là cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
2. Có được đăng ký kinh doanh tại khu nhà tập thể không?
Trụ sở doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với chính doanh nghiệp mà còn đối với các đối tác và bán hàng. Việc lựa chọn trụ sở chính của doanh nghiệp về nguyên tắc do chủ doanh nghiệp quyết định tuy nhiên dưới góc độ pháp luật, thì trụ sở chính của doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của luật doanh nghiệp. Quy định về đặt trụ sở góp phần đảm bảo tính ổn định của hoạt động cũng như đáp ứng với nhu cầu quản lý doanh nghiệp của nhà nước. Theo pháp luật hiện hành, không có bất kì quy định chi tiết và cụ thể các loại hình nhà nào được sử dụng làm trụ sở của công ty. Tuy nhiên pháp luật lại không cho phép được đặt trụ sở hoặc kinh doanh tại nhà tập thể có đăng ký sử dụng vào mục đích ở và sinh hoạt, điều này được quy định tại Điều 6 Luật nhà ở 2014 và Nghị định số 99/2015/NĐCP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật nhà ở (sau được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 30/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thực tế việc chọn chỗ chọn được các doanh nghiệp rất chú trọng và quan tâm. Do đó đối với câu hỏi, có được đăng ký kinh doanh tại khu tập thể hay không? thì cần xem xét trên nhiều góc độ. Tuy nhiên nhà tập thể mang bản chất của một căn chung cư khép kýn. Theo quy định của pháp luật nhà ở thì chung cư phải được sử dụng vào mục đích không phải để ở là hành vi bị nghiêm cấm. Vì thế về bản chất, nhà tập thể không có quy định rõ ràng và trực tiếp về việc có được sử dụng để đăng ký kinh doanh hay không. Nhưng tương tự với nhà chung cư – là nhà có từ hai tuần trở lên, có lối đi và có cầu thang cùng hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình và cá nhân. Ngoài ra thì nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả đối với các hộ gia đình cá nhân sử dụng khu chung cư đó, thì cơ quan có thẩm quyền thường từ chối chấp nhận việc sử dụng nhà tập thể làm trụ sở công ty đăng ký kinh doanh nhằm mục đích thương mại bởi việc sử dụng khu tập thể làm nơi kinh doanh là đi ngược với mục đích sử dụng do pháp luật quy định, thiết kế của nhà tập thể chỉ phù hợp với mục đích để ở và sinh hoạt của cư dân.
3. Quy định về quy trình thực hiện đăng ký kinh doanh khi được phép:
3.1. Trình tự và thủ tục đăng ký:
Nhìn chung thì trình tự và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét và tiếp nhận hồ sơ. Hồ sơ đăng ký kinh doanh được tiếp nhận để nhập vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi:
– Có đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật hiện hành;
– Tên doanh nghiệp đã được điền vào giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
– Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
– Đã nộp phí và lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Bước 4: Khi trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ thì Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ và chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cũng như kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tại các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thôi thì Phòng Đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm gửi yêu cầu cấp mã số doanh nghiệp sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế. Tổng cục Thuế sẽ tạo mã số kinh doanh và chuyển mã số đó sang cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp để phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Bước 5: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi và bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn ba ngày làm việc được tính kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Bước 6: Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự và thủ tục cũng như phải trả các khoản phí theo quy định. Thời hạn thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày được tính kể từ ngày công khai.
3.2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh:
Hồ sơ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
– Bản sao giấy tờ tùy thân như căn cước công dân và chứng minh nhân dân…;
– Điều lệ công ty và danh sách thành viên;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Nhà ở năm 2020;
– Nghị định 30/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở.