Có được cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm? Cộng gộp thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Có được cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm? Cộng gộp thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Bố tôi năm nay 60 tuổi được hưởng trợ cấp mất sức lao động từ tháng 10 năm 1989 đến năm 1998 ,chưa được hưởng trợ cấp 1 lần, có thời gian công tác thực tế là 13 năm 4 tháng .Từ năm 2011 đến nay 2016, bố tôi lại làm việc tại 1 công ty TNHH được tham gia bảo hiểm xã hội .Vậy xin hỏi bố tôi có được cộng gộp sổ bảo hiểm không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ khoản 6 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân, và công an nhân dân.
Cụ thể theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP:
a) Người lao động làm việc trong khu vực nhà nước liên tục công tác đến ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động có thời gian công tác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì việc xác định thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại Điều 3 của Nghị định số 66/CP ngày 30 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội đối với lực lượng vũ trang; Điều 3 của Nghị định 43/CPngày 22 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội; Điều 54 của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo
c) Người đang hưởng trợ cấp bệnh binh, sau đó có thời gian tham gia công tác và đóng bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ bệnh binh còn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian công tác tính hưởng chế độ bệnh binh không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
Mặt khác, theo Điều 24 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định quy định về chế độ với người đang hưởng trợ cấp hàng tháng mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa tính hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
Người lao động có đủ điều kiện hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-Ttg và Quyết định số 613/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (không bao gồm thời gian công tác đã được tính hưởng trợ cấp mất sức lao động) đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được hưởng một chế độ có mức hưởng cao hơn. Đối với người lao động chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu, nếu có nguyện vọng thì được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu với mức cao hơn.
Trường hợp người lao động hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-Ttg và Quyết định số 613/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ thì thực hiện giải quyết bảo hiểm xã hội một lần đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội (không bao gồm thời gian công tác đã được tính hưởng trợ cấp mất sức lao động).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trong trường hợp này, bạn đã hưởng trợ cấp suy giảm khả năng lao động từ tháng 10 năm 1989 đến năm 1998 (8 năm 2 tháng). Thời gian công tác thực tế là 13 năm 4 tháng. Bạn trình bày chưa hưởng bảo hiểm một lần cũng không thuộc trường hợp đang hưởng trợ cấp mất sức thì bạn vẫn xem xét đủ điều kiện cộng nối theo quy định của Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.