Có được xử lý kỷ luật lao động nữ đang mang thai? Viên chức nữ đang mang thai có bị áp dụng các hình thức xử lý kỉ luật giáng chức không?
Có được xử lý kỷ luật lao động nữ đang mang thai? Viên chức nữ đang mang thai có bị áp dụng các hình thức xử lý kỉ luật giáng chức không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi, tôi hiện nay là viên chức nhà nước, tôi có được giao thực hiện một công việc nhưng vì lý do cá nhân tôi không làm nên gây chút ít rắc rối cho công việc, nhưng mọi thiệt hại cũng đã được tôi khắc phục. Bên cơ quan của tôi tiến hành họp xử lí kỉ luật đối với tôi. Họ ra quyết định giáng chức của tôi, nhưng hiện nay tôi lại đang mang thai xin hỏi đối với trường hợp tôi vẫn đang có bầu mà bên cơ quan họp xử lí kỉ luật đối với tôi là đúng hay sai. Và mức xử lí kỉ luật như vậy có quá nặng? Cảm ơn luật sư.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP, Nghị định quy định về xử lí kỉ luật đối với viên chức đã quy định tại Điều 11 về hình thức xử lý kỉ luật hạ bậc lương như sau:
“Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Không thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ lợi;
3. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ
luật lao động ; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chinh qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ vào những gì bạn nói việc bạn không làm nhiệm vụ dẫn đến tình trạng gây ảnh hưởng đến công tác của cơ quan thì căn cứ vào mức độ của việc gây thiệt hại nếu không quá lớn bạn sẽ bị áp dụng hình thức kỉ luật là hạ bậc lương. Nhưng nếu việc thiệt hại lớn thì tại khoản 1, Điều 11, Nghị định 34/2011/NĐ-CP thì bạn có thể bị áp dụng hình thức xử lí kỉ luật là giáng chức. Cụ thể :
“Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng”;
Ngoài ra, bạn nói là bạn đang mang thai thì căn cứ vào Điều 4 của Nghị định 34/2011/NĐ-CP thì bạn thuộc trường hợp chưa bị xử lí kỉ luật:
“1. Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phép.
2. Đang trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
3. Công chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
4. Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật”.
Như vậy, nếu bên cơ quan của bạn có hành vi họp áp dụng các biện pháp xử lí kỉ luật đối với viên chức đang mang thai là việc làm sai. Bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại quyết định này của cơ quan nơi bạn đang công tác.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Điều kiện để viên chức được xét tuyển đặc cách
– Lao động hưởng lương viên chức có bị buộc thôi việc khi sinh con thứ ba?
– Kỷ luật lao động hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến miễn phí