Cơ chế bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật. Quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật được xem với tư cách là quyền công dân, được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc gia và được đảm bảo thi hành.
Cơ chế về bảo đảm quyền được TGPL đối với NKT xuất phát từ việc Quyền con người được coi là giá trị chung của toàn nhân loại, thuộc về mọi cá nhân mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào dựa trên các cơ sở về chủng tộc, quốc tịch, nơi cư trú, giới tính, nguồn gốc dân tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ hoặc bất kỳ cơ sở nào khác. Hay như Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu trên các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, bảo vệ các cá nhân/nhóm chống lại các hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến các quyền, tự do cơ bản, nhân phẩm .
Theo đó, từ “tập hợp chung” là quyền con người được hiểu là quyền tự nhiên, là bất khả xâm phạm, cho đến “tập hợp con” là “quyền được TGPL của NKT” được xem với tư cách là quyền công dân, cho nên phải được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc gia và phải được đảm bảo thực thi đối với công dân nước mình. Khi một cá nhân được thừa nhận với tư cách là công dân của một nước thì sẽ được nhà nước, quốc gia đó bảo hộ quyền và lợi ích, tuy nhiên đồng thời công dân đó cũng phải thực hiện những nghĩa vụ/trách nhiệm nhất định đối với nhà nước. Ngoài ra, đối với cá nhân sinh sống, học tập và làm việc trên lãnh thổ của một quốc gia khác, không có quốc tịch ở đó thì Nhà nước vẫn có trách nhiệm đảm bảo, bảo hộ tính mạng, tài sản, danh dự.
– Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội: tại mỗi quốc gia, lĩnh vực kinh tế, pháp luật và quản lý đều liên quan trực tiếp tới phương hướng, mục tiêu phát triển, đặc biệt là hướng tới phát triển bền vững và hiện đại hóa, đổi mới mô hình tăng trưởng, đổi mới thể chế, cơ chế và chính sách, đổi mới phương thức huy động các nguồn lực và phân bổ nguồn lực cho phát triển.
Ngày nay, nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ đang cố gắng phát triển nhanh, bền vững với khát vọng tạo ra những bước đột phá nhằm tiến đến một cộng đồng, xã hội, quốc gia ưu việt, là hình mẫu lý tưởng cho nhiều nơi khác. Vì thế, yêu cầu phát triển trong việc bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp giữa thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế xã hội (bao gồm cả thể chế văn hóa); giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững… là mục tiêu tối quan trọng của các quốc gia trong giai đoạn này. Cho nên, yếu tố về văn hóa truyền thống, định hướng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội có vai trò to lớn, là động lực của sự phát triển của đất nước.
Các giá trị này có thể hiểu là những yếu tố thuộc về văn hóa tinh thần, có giá trị bền vững, tốt đẹp, tiêu biểu cho truyền thống của dân tộc, có tác dụng tích cực, thúc đẩy sự phát triển của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử cũng như hiện tại và cuối cùng là đạt được các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội trong tương lai.
Do vậy, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về văn hóa nói riêng, trong đó phải bảo đảm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, coi đó là nguồn cổ vũ, là động lực to lớn, là mục tiêu cốt lõi để xây dựng và phát triển xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước.
– Tình hình và thực tiễn hoạt động TGPL cho người khuyết tật tại mỗi vùng địa phương: dựa theo Báo cáo số 39/BC-UBDT về Kết quả 08 năm triển khai thực hiện Luật trợ giúp pháp lý cho thấy nhiều khó khăn, vướng mắc khi thực hiện TGPL do sự khác biệt đặc thù của mỗi vùng miền như: chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, ở nhiều nơi, vụ việc
Chính vì vậy, sự trao đổi học tập kinh nghiệm triển khai, thực hiện giữa các địa phương là điều thực sự cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm quyền của TGPL được đồng bộ và hiệu quả trên thực tế.
– Sự tham gia/hưởng ứng của người dân và dư luận xã hội: Theo một số liệu được thống kê tại Việt Nam, số lượng, tổ chức người tham gia TGPL còn thiếu, chưa đủ để đáp ứng kịp thời nhu cầu TGPL, thiếu nguồn lực về số lượng và cả về chất lượng. Ngoài ra, do sự phát triển kinh tế – xã hội không đồng đều giữa các địa phương dẫn tới việc số lượng và tỷ lệ đối tượng được hưởng TGPL là không đồng đều giữa các địa phương, cụ thể, người thuộc diện được hưởng TGPL ở vùng xuôi ít hơn ở vùng núi. Cho nên về mặt khách quan, do chưa có quy định pháp luật quy định cơ chế phối hợp, luân chuyển nguồn lực giữa các địa phương nhằm đảm bảo việc thực hiện đồng đều dịch vụ TGPL nên trên thực tế quyền lợi của người dân chưa được đảm bảo đầy đủ, chất lượng TGPL chưa cao.
– Tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật: tâm lý kỳ thị, dù cố ý hay vô ý đều gây nên những tổn thương không hề nhỏ đến danh dự, uy tín và vô hình chung tạo ra rào cản cho việc hòa nhập đời sống thường ngày, đó là phân biệt đối xử trong gia đình, cộng đồng, nơi làm việc, trong hôn nhân và gia đình hay rộng hơn là trong việc tham gia các hoạt động xã hội…Cụ thể như NKT cũng thường bị chế nhạo, bị lăng mạ. Người ta thường xa lánh, tránh gặp NKT trước khi làm việc gì đó quan trọng như đi công tác xa, đi du lịch, đi thi… Các tuyến xe buýt, dịch vụ vận tải, thiết bị công nghệ, chưa tạo điều kiện tiếp cận cho NKT, không chỉ có NKT mà đôi khi cả gia đình họ cũng bị kỳ thị, xa lánh….