Luật sư giỏi tư vấn pháp luật, giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến pháp luật hình sự. Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 19001950.
Có bị kê biên tài sản để nộp án phí hình sự không? Chậm nộp án phí hình sự, sang tên tài sản của người đang chấp hành án phạt tù.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư là bố tôi đã chịu án tử hình mất 10 năm nay rồi, nhưng bên công an vẫn tìm tới để yêu cầu nộp án phí là hơn 300 triệu đồng. Hiện nay có 1 mảnh đất đứng tên bố tôi nhưng bên công an không biết, vậy nếu tôi muốn làm thủ tục cho tặng, thừa kế hoặc chuyển nhượng thì có bị tịch thu hay không? Một vấn đề nữa là nếu bị tịch thu để trừ án phí thì có cách nào để tôi sang tên mà không bị tịch thu hay không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin trân thành cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Án phí là tất cả chi phí để tiến hành tố tụng hình sự bao gồm tiền thù lao cho người làm chứng, người bị hại, người giám định, người phiên dịch, người bào chữa trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật; án phí dân sự trong vụ án hình sự.
Căn cứ Điều 99 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định như sau:
"Điều 99. Trách nhiệm chịu án phí
1. Án phí do người bị kết án hoặc Nhà nước chịu theo quy định của pháp luật.
2. Người bị kết án phải trả án phí theo quyết định của Toà án.
3. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu Toà án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 105 của Bộ luật này thì người bị hại phải trả án phí."
Bạn cần kiểm tra thời điểm bố bạn bị tuyên án, phần án phí được nhắc đến trong bản án là bao nhiêu để tính lãi chậm nộp. Nghĩa vụ nộp án phí đối với người đang chấp hành án cũng được quy định tại Điều 128 Luật thi hành án dân sự 2008 như sau:
"Điều 128. Thu án phí, tiền phạt và các khoản phải thu khác đối với người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù
1. Giám thị trại giam, trại tạm giam nơi người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù thu các khoản tiền, tài sản mà người phải thi hành án, thân nhân của người phải thi hành án nộp để thi hành án và chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người phải thi hành án chuyển trại giam, trại tạm giam hoặc được đặc xá, được miễn chấp hành hình phạt tù hoặc chết thì Giám thị trại giam, trại tạm giam nơi người đó chấp hành hình phạt tù phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án dân sự."
Nếu bố bạn không thực hiện nghĩa vụ theo bản án thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 46 Luật thi hành án dân sự 2008:
"Điều 46. Cưỡng chế thi hành án
1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định."
Điều 47 Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án như sau:
"Điều 47. Thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án
1. Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này thì được thanh toán theo thứ tự sau đây:
a) Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;
b) Án phí, lệ phí Tòa án;
c) Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định…"
Biện pháp cưỡng chế thi hành án bao gồm:
– Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
– Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
– Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
– Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
– Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
– Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà cơ quan thi hành án sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án để thu phần án phí 300 triệu mà bố bạn phải thực hiện.
Về việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản của người đang chấp hành án, nếu diện tích đất này thuộc sở hữu chung của bố mẹ bạn thì phải có sự đồng ý của mẹ bạn theo quy định tại Điều 218 Bộ luật dân sự 2015.
Khi thực hiện chuyển nhượng đất bắt buộc công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại Khoản 3 Điều 167
"…3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã."
>>> Luật sư tư vấn về việc kê biên tài sản để nộp án phí hình sự: 1900.6568
Bên bạn nộp một hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:
+ Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;
+ Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (nếu có);
+ Bản sao giấy tờ tuỳ thân (người đang chấp hành án phạt tù nộp kèm đơn xác nhận của quản lý trại giam về việc đang chấp hành án ở trại giam đó);
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có;
Sau khi nhận hồ sơ thấy đầy đủ và phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan thực hiện công chứng sẽ tiến hành thủ tục cần thiết theo Điều 44 Luật công chứng 2014 quy định về địa điểm công chứng:
"Điều 44. Địa điểm công chứng
1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng."