Khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội, một trong những chế độ người lao động được hưởng là chế độ thai sản. Đây là chế độ dành cho người lao động mang thai, lao động nam có vợ sinh con hoặc lao động nữ mang thai hộ,... Vậy khi người lao động chuyển việc khi mang thai có được hưởng chế độ thai sản?
Mục lục bài viết
1. Chuyển việc khi mang thai có được hưởng chế độ thai sản?
Theo quy định, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Đối tượng hưởng chế độ thai sản:
+ Lao động nữ mang thai.
+ Lao động nữ sinh con.
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
– Thời gian đóng bảo hiểm xã hội: đóng từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh: đối với trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ.
– Với đối tượng là người lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện trên vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản khi chấm dứt
Theo quy định thì khi người lao động đáp ứng đủ các điều kiện như trên sẽ được hưởng chế độ thai sản. Do đó, việc người lao động chuyển việc sẽ không ảnh hưởng đến chế độ thai sản.
2. Người lao động nghỉ thai sản từ khi nào?
Chế độ nghỉ thai sản của người lao động căn cứ theo quy định tại Điều 139
Lao động nữ nghỉ thai sản là 06 tháng tính bao gồm trước và sau khi sinh con. Thời gian nghỉ trước khi sinh không được quá 02 tháng.
Đối với trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên, tính từ con thứ 02 trở đi, mỗi con thì mẹ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng.
Căn cứ theo quy định tại
Thứ nhất, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng.
Và khi nghỉ hưởng chế độ thai sản, tối đa được nghỉ không quá 02 tháng.
Thứ hai, thực tế chu kỳ mang thai của một người phụ nữ là khoảng 9 tháng 10 ngày.
Do đó, từ những căn cứ trên tính nếu người lao động nữ mang thai xin nghỉ trước khi sinh 2 tháng thì thời điểm bắt đầu nghỉ thai sản 6 tháng được tính vào khoảng thai kỳ được đủ 7 tháng 10 ngày.
Còn đối với những người lao động nữ mang thai có đủ đảm bảo được sức khỏe đi làm việc thì có thể không cần nghỉ trước khi sinh 02 tháng, có thể làm và đến khi sinh con tính bắt đầu nghỉ thai sản đều được.
3. Thời gian và mức hưởng chế độ thai sản :
Thứ nhất, thời giang hưởng chế độ thai sản:
(1) Đối với lao động nữ:
– Thời gian hưởng chế độ khám thai:
+ Nghỉ việc để khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày.
+ Trường hợp lao động nữ ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường: mỗi lần khám thai sẽ được nghỉ 02 ngày.
(thời gian nghỉ tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).
– Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:
+ Nếu thai dưới 05 tuần tuổi: nghỉ 10 ngày.
+ Nếu thai từ 05 – 13 tuần tuổi: nghỉ 20 ngày.
+ Nếu thai từ 13 – 25 tuần tuổi: nghỉ 40 ngày.
+ Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên: nghỉ 50 ngày.
(thời gian nghỉ sẽ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần).
– Thời gian nghỉ khi sinh con:
Lao động nữ khi sinh con sẽ được nghỉ 06 tháng.
Trường hợp nếu như sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
– Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:
+ Đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai: nghỉ 07 ngày.
+ Đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản: nghỉ 15 ngày.
(2) Đối với lao động nam:
– Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện biện pháp triệt sản:
Thời gian nghỉ sẽ được xác định theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ tối đa là 15 ngày.
(thời gian nghỉ sẽ bao gồm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).
– Thời gian hưởng chế độ khi vợ sinh con:
+ Trường hợp vợ sinh thông thường: nghỉ 05 ngày làm việc.
+ Trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi: được nghỉ 07 ngày làm việc.
+ Trường hợp vợ sinh đôi: được nghỉ 10 ngày làm việc. Nếu như từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật: được nghỉ 14 ngày làm việc.
(thời gian nghỉ việc này không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần).
Thứ hai,
Một là, tiền trợ cấp một lần:
– Đối với lao động nữ sinh con:
Lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được hưởng tiền trợ cấp 1 lần như sau:
Trợ cấp một lần = 2 x Mức lương cơ sở
Theo đó, mức lương cơ sở hiện là 1,49 triệu đồng.
– Đối với lao động nam:
Để được hưởng chế độ trợ cấp một lần khi vợ sinh con thì phải đáp ứng điều kiện bao gồm:
+ Chỉ có một mình người chồng tham gia đóng bảo hiểm xã hội: thời gian đóng đảm bảo tối thiểu đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
+ Trường hợp người vợ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con, thì người cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
Hai là, tiền chế độ thai sản:
Mức hương tiền thai sản = 100% x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 06 tháng trước khi nghỉ x 6 tháng.
(theo quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014).
4. Nơi nhận chế độ thai sản:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về địa điểm tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ thai sản, cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp người lao động vẫn còn làm việc tại doanh nghiệp:
Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động, tuy nhiên không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
– Đối với trường hợp người lao động chấm dứt
Khi đó, người lao động sẽ tự mình nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
Như vậy, nếu người lao động vẫn đang làm việc tại công ty thì công ty sẽ có trách nhiệm về việc nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản sau sinh của người lao động và người lao động nhận tiền trợ cấp thai sản sau sinh thông qua công ty.
Nếu trong trường hợp công ty không chi trả tiền thai sản mà giữ của người lao động thì khi đó người lao động có thể thực hiện quyền khiếu nại lên công ty để yêu cầu thanh toán đầy đủ số tiền thai sản đó. Bởi thực tế đã rất nhiều trường hợp công ty gian dối nhằm “ăn quỵt” số tiền thai sản đó của người lao động. Do đó, để bảo vệ được quyền lợi của mình một cách đầy đủ nhất, người lao động cần thường xuyên kiểm tra trên phần mềm VssID (phần mềm bảo hiểm xã hội số) để theo dõi xem tình hình xử lý hồ sơ của mình đến đâu và đã giải quyết chi trả tiền thai sản hay chưa.
Còn đối với trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời điểm sinh con và muốn được hưởng chế độ thai sản thì cần nộp giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con (bản sao) và xuất trình sổ Bảo hiểm xã hội cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cư trú. Khi đó, người lao động sẽ nhận tiền thai sản tại cơ quan bảo hiểm nơi cư trú (bao gồm nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú tạm vắng) chứ không còn nhận thông qua công ty của người lao động trước đây.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.
THAM KHẢO THÊM: