Thời điểm chuyển trách nhiệm rủi ro khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa. Trách nhiệm giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa.
Thời điểm chuyển trách nhiệm rủi ro khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa. Trách nhiệm giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa.
Tóm tắt câu hỏi:
Pháp luật quy định thế nào về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trước tiên, việc xác định trách nhiệm rủi ro đối với hàng hóa căn cứ trên sự thỏa thuận của các bên thông qua hợp đồng mua bán. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trách nhiệm rủi ro thì áp dụng các quy định tại Luật thương mại 2005. Theo đó, thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán như sau:
1, Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.
2, Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
3, Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
– Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.
4, Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
5, Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:
– Ngoài các trường hợp đã phân tích ở trên thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;
– Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Cơ sở pháp lý của quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa
– So sánh quan hệ đại lý thương mại và quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa
– Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa trong thương mại
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hành chính trực tuyến miễn phí