Ủy thác mua bán hàng hóa được thiết lập trên cơ sở hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa.
Quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được thiết lập trên cơ sở hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa. Hợp đồng ủy thác giao kết bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Theo quy định tại Điều 15 Luật Thương mại năm 2005 về các hình thức pháp lý khác tương đương:
“ Trong
hoạt động thương mại , các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản”.
Bên cạnh đó, điện báo, telex, fax cũng được coi là văn bản giao kết.
Hợp đồng ủy thác là hợp đồng dịch vụ và có đối tượng là công việc mua bán hàngh hóa mà bên nhận ủy thác thực hiện thay cho bên ủy thác.
Hàng hóa được ủy thác mua bán không được coi là đối tượng của hợp đồng ủy thác mà chỉ là đối tượng của hợp đồng mua bán giữa bên nhận ủy thác với bên thứ ba – bên mua. Tất cả các hàng hóa lưu thông hợp pháp đều có thể ủy thác mua bán.
Tuy nhiên, để tránh những tranh chấp hay những phát sinh không nên có khi giao kết hợp đồng ủy thác, các bên nên thỏa thuận cụ thể những nôi dung liên quan đến hợp đồng cũng như quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên. Việc Luật Thương mại năm 2005 không quy định các nội dung liên quan để các bên tự do thỏa thuận, quyết định. Do đó, những nội dung của hợp đồng ủy quyền sẽ theo quy định tại Điều 402 “
>>> Luật sư
“Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:
1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;
2. Số lượng, chất lượng;
3. Giá, phương thức thanh toán;
4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
8. Các nội dung khác.”