Các phương thức chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng của người khác? Xử lý số tiền khi chuyển tiền nhầm vào tài khoản của người khác? Xử lý người cố tình không trả lại tiền nhận được?
Hiện nay, hoạt động chuyển tiền, nhận tiền được thực hiện rất tiện lợi qua hoạt động tại ngân hàng, đó có thể là việc chuyển tiền thực hiện tại phòng giao dịch của ngân hàng, sử dụng số thẻ để chuyển tại ATM của ngân hàng, qua ứng dụng, app của ngân hàng,… Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giao dịch có thể vì lý do sai thông tin về số thẻ, số tài khoản thì tiền bị chuyển nhầm vào tài khoản của người khác. Vậy khi đó, số tiền được chuyển nhầm đến được xử lý như thế nào?
Luật sư
Căn cứ pháp luật:
–
– Nghị định 167/2013/NĐ- CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Các phương thức chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng của người khác
Ngày nay có rất nhiều phương thức chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng của người khác, tổ chức khác. Việc chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng không giới hạn về phạm vi thời gian, có thể thực hiện ở bất cứ thời điểm nào; thực hiện không chỉ ở phạm vi trong một ngân hàng, mà có thể chuyển đến các ngân hàng khác nhau (liên ngân hàng), thậm chí đến các ngân hàng quốc tế. Hiện nay, có một số phương thức chuyển tiền thông dụng như sau:
– Chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng của người khác tại phòng giao dịch của ngân hàng. Đây là phương thức được thực hiện truyền thống nhất, các cá nhân muốn chuyển tiền sẽ đến phòng giao dịch của ngân hàng để thực hiện chuyển tiền. Tuy nhiên, phương thức này giới hạn về thời gian thực hiện, tức thực hiện theo thời gian làm việc của phòng giao dịch ngân hàng.
– Chuyển tiền vào tài khoản của người khác qua ATM: việc chuyển tiền này được thực hiện ngay tại ATM, khi đó, các cá nhân cần nhập số thẻ của cá nhân cần chuyển tiền đến để thực hiện hoạt động chuyển tiền.
– Chuyển tiền vào tài khoản của người khác qua Internet Banking. Việc chuyển tiền này được thực hiện qua tài khoản Internet Banking tại website ngân hàng trên máy tính.
Chuyển tiền vào tài khoản của người khác qua ứng dụng Mobile Banking, app,… của ngân hàng. Đây là dạng chuyển tiền được thực hiện chủ yếu và rất phát triển trong thời đại công nghệ số hiện nay. Hầu hết các ngân hàng đều có app, ứng dụng Mobile Banking,… mà các cá nhân có tài khoản có tài khoản đều có tải về trên điện thoại, sử dụng để thực hiện các giao dịch nhận, chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng khác, quản lý tài khoản của mình,…
– Chuyển tiền qua các ứng dụng chuyển tiền ngoài ngân hàng như ứng dụng Momo, ZaloPay, VNPay,…
2. Xử lý số tiền khi chuyển tiền nhầm vào tài khoản của người khác
Việc chuyển tiền nhầm vào tài khoản của người khác dễ xảy ra khi thực hiện chuyển tiền qua ứng dụng, app ngân hàng trên điện thoại hoặc máy tính. Nguyên do của việc chuyển tiền này có thể là do sai số tài khoản hoặc sai thông tin chủ tài khoản ngân hàng được nhận. Ngoài ra, việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác có thể xảy ra khi thực hiện chuyển tiền tại cây ATM. Tuy nhiên, trường hợp này ít có thể xảy ra, vì khi thực hiện chuyển tiền tại cây ATM sử dụng số thẻ để chuyển tiền, khi nhập số thẻ thì tên chủ tài khoản được nhận tiền sẽ hiện lên để người chuyển kiểm tra, trong trường hợp người chuyển không kiểm tra kỹ càng đến thông tin thì sẽ chuyển tiền nhầm vào người khác.
Trong trường hợp chuyển tiền nhầm mà số tài khoản và tên chủ tài khoản không trùng khớp với nhau, thông thường phía ngân hàng sẽ kiểm tra. nhận thấy không khớp thông tin về số tài khoản và tên chủ tài khoản thì giao dịch chuyển tiền bị lỗi, không thể thực hiện được. Khi đó, số tiền đã chuyển sẽ được đẩy ngược lại về tài khoản của người chuyển.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mặc dù số tài khoản có thể khác nhau, nhưng tên chủ tài khoản được nhận tiền lại giống nhau, hoặc trong trường hợp ngân hàng chỉ yêu cầu số tài khoản để thực hiện giao dịch chuyển tiền, mà số tiền đó đã chuyển đến người khác không phải người mà người chuyển muốn chuyển. Thông thường, người nhận được số tiền đó sẽ hợp tác trả lại tiền, nhưng trong một số trường hợp vì lòng tham mà họ gian dối, không hợp tác trả lại tiền.
Theo quy định tại Điều 579
“Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.”
Theo quy định này, thì các trường hợp chiếm giữ tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật, tức không thuộc trường hợp chiếm hữu tài sản của người khác có căn cứ pháp luật thì phải trả lại tài sản đó cho người là chủ sở hữu hoặc người có quyền khác đối với tài sản đó. Hiện nay, quy định về trường hợp chiếm giữ tài sản có căn cứ pháp luật được quy định tại Điều 165
Theo quy định trên, thì cá nhân không phải trả lại tài sản khi thuộc các trường hợp luật định, đó là
“Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Như vậy, cá nhân, tổ chức nhận được tiền qua tài khoản đó chính là người chiếm hữu mà không có căn cứ pháp luật. Khi đó, các cá nhân đó có nghĩa vụ hoàn trả số tiền nhận được cho chủ sở hữu. Trong trường hợp khi cá nhân chuyển tiền đã liên hệ với người được nhận tiền ngay khi phát hiện chuyển nhầm tiền, thì cá nhân được nhận tiền không thuộc trường hợp được loại trừ trách nhiệm hoàn trả lại tiền do chiếm hữu ngay tình, liên tục 10 năm đối với động sản.
Như vậy, trong trường hợp chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác, thì cá nhân cần
Ngoài ra, khi cá nhân được nhận tiền chuyển nhầm cố tình không trả lại tài sản, thì cá nhân chuyển tiền có thể thực hiện hoạt động kiện đòi tài sản.
3. Xử lý người cố tình không trả lại tiền nhận được
Nếu chủ tài khoản nhận tiền chuyển nhầm biết số tiền không phải của mình nhưng vẫn rút ra tiêu xài hoặc đã được yêu cầu trả lại nhưng không trả lại thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, đối với khoản tiền được chuyển nhầm mà có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên mà cố tình không trả lại thì phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi của mình. Hình phạt cho hành vi không trả lại số tiền được nhận nhầm đó là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với hành vi chiếm giữ số tiền từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng. Còn đối với hành vi chiếm giữ số tiền nhận được từ 200.000.000 đồng trở lên thì sẽ có hình phạt là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Còn đối với trường hợp chiếm giữ số tiền được chuyển nhầm có giá trị dưới 10.000.000 đồng, thì các cá nhân này có thể bị xử phạt hành chính theo quy định sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.” ( Nghị định 167/2013/NĐ- CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình)
Như vậy, các cá nhân bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.