Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường bất động sản thì các quy định liên quan về chuyển nhượng dự án bất động sản đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển nhượng dự án bất động sản, mang lại nhiều tích cực cho thị trường bất động sản. Vậy có được chuyển nhượng dự án bất động sản ngừng xây dựng hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được chuyển nhượng dự án bất động sản ngừng xây dựng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 02/2022/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản như sau:
– Đối với việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản sẽ được thực hiện khi xét thấy có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 49 của
– Đối với dự án bất động sản được quy định dưới đây thì thực hiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đầu tư:
+ Trường hợp là dự án bất động sản được chấp thuận của nhà đầu tư thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020;
+ Trường hợp là dự án bất động sản được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
– Đối với những dự án bất động sản mà không thuộc diện quy định được quy định tại khoản 2 Điều này thì sẽ phải thực hiện chuyển nhượng theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản và Nghị định 02/2022/NĐ-CP.
Theo quy định được nêu trên thì đối với dự án bất động sản đã ngừng xây dựng theo tiến độ được một thời gian thì sẽ không được chuyển nhượng theo nguyên tắc của
2. Nguyên tắc chuyển nhượng dự án bất động sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 48
– Chủ đầu tư dự án bất động sản được quyền thực hiện việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án cho chủ đầu tư khác để tiếp tục thực hiện trong việc đầu tư kinh doanh.
– Việc chủ đầu tư chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải bảo đảm thực hiện đầy đủ yêu cầu sau đây:
+ Không được làm thay đổi mục tiêu của dự án;
+ Không được làm thay đổi nội dung của dự án;
+ Bảo đảm đến quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan.
– Việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần dự án bất động sản sẽ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc đầu tư và phải được đồng ý bằng văn bản. Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc được đăng ký biến động vào giấy chứng nhận đã cấp cho chủ đầu tư chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản sẽ không phải làm lại hồ sơ dự án, quy hoạch xây dựng và Giấy phép xây dựng của dự án nếu trường hợp không có thay đổi về nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của dự án.
3. Điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản:
– Căn cứ theo quy định tại Điều 49
+ Đối với những dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc đã quy hoạch tổng mặt bằng được phê duyệt;
+ Đối với những dự án, phần dự án chuyển nhượng mà đã hoàn thành xong trong việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ phần dự án đầu tư xây dựng về kết cấu hạ tầng thì sẽ phải xây dựng xong đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ đã được ghi trong dự án đã được phê duyệt;
+ Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, không bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ trong việc bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành đối với các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Đối với trường hợp không có quyết định về việc thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu trong trường hợp có vi phạm trong quá trình triển khai dự án thì chủ đầu tư sẽ phải chấp hành xong quyết định xử phạt.
– Chủ đầu tư thực hiện việc chuyển nhượng mà đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng.
– Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản phải là doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực bất động sản, có đầy đủ năng lực tài chính và cam kết tiếp tục việc triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ, nội dung dự án.
Như vậy, dựa vào quy định tại Điều 49 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 được sửa đổi bổ sung 2020 thì để được chuyển nhượng các dự án bất động sản thì chủ đầu tư phải đáp ứng các điều kiện được nêu trên.
4. Thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 được sửa đổi bổ sung 2020 quy định cụ thể về thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản thực hiện như sau:
– Chủ đầu tư phải có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi hiện đang có dự án hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.
– Trong thời hạn được xác định là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ là đơn vị có trách nhiệm ban hành quyết định cho phép chuyển nhượng, đối với trường hợp không đủ điều kiện cho phép chuyển nhượng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết.
– Trong trường hợp dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư thì trong thời hạn được xác định là 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến của bộ quản lý chuyên ngành và Bộ Xây dựng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Trong thời hạn được xác định 30 ngày kể từ ngày có quyết định cho phép chuyển nhượng dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì các bên sẽ phải hoàn thành đối với việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng và hoàn thành việc bàn giao dự án.
– Đối với trường hợp chủ đầu tư nhận chuyển nhượng dự án bất động sản là doanh nghiệp hiện đang có vốn đầu tư nước ngoài thì sau khi có quyết định cho phép chuyển nhượng dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư chuyển nhượng sẽ tiến hành làm thủ tục trả lại đất cho Nhà nước; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đối với chủ đầu tư nhận chuyển nhượng trong thời hạn được xác định là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thông qua bài viết trên, một phần nào đó đã giúp anh/chị nắm rõ một số quy định liên quan đến vấn đề “Chuyển nhượng dự án bất động sản ngừng xây dựng”. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn nhanh nhất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 sửa đổi bổ sung 2020;
– Nghị định 02/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.
THAM KHẢO THÊM: