Tiêu chuẩn chuyển ngạch lương đối với tuyên truyền viên. Chuyển lương khi có bằng đại học như thế nào? Quy định về chức danh nghề nghiệp tuyên truyền viên.
Viên chức khi trúng tuyển hoặc đang làm việc ở ngạch lương hiện tại đủ điều kiện chuyển ngạch thì sẽ được chuyển ngạch thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Theo đó khi chuyển ngạch từ thấp lên cao thì ngạch lương cũng sẽ thay đổi tương ứng. Vậy tiêu chuẩn chuyển ngạch lương đối với viên chức quy định như thế nào? Tuyên truyền viên nói riêng có quy định riêng biệt hay không?
I.CĂN CỨ PHÁP LÝ.
Mục lục bài viết
1. Tiêu chuẩn chuyển ngạch lương đối với viên chức quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008:
4. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
Như vậy, ngạch lương có thể khái quát là định mức dùng để phân biệt trình độ và vị trí làm việc của mỗi cá nhân trong tổ chức, công ty. Ngạch lương thường bao gồm mức lương chuẩn và lương thâm niên.
Điều 31 Luật viên chức 2010 quy định về bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:
– Khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp với mục đích tăng ngạch thì xét ở vị trí công việc cũ nào sẽ được bổ nghiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;
– Yêu cầu với người được bổ nhiệm: người được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nào cần phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.
– Hoàn thành tốt các nghĩa vụ của viên chức theo quy định tại Luật viên chức 2010 và các quy định khác của pháp luật.
– Được đơn vị bố trí vào vị trí việc làm phù hợp với tiêu chuẩn nghiệp vụ và trình độ đào tạo chuyên môn của ngạch tương ứng với loại viên chức được chuyển, đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng và khả năng tự chủ của đơn vụ.
– Không trong thời gian đang thi hành kỷ luật.
Để được thay đổi chức danh nghề nghiệp nhằm mục đích chuyển ngạch, thăng hạng mức lương đối với viên chức sẽ được thực hiện thông qua kỳ thi nâng ngạch hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật. Viên chức có thể được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập nơi mình làm có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Về quy trình thực hiện, thủ tục thi hay xét tuyển, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức sẽ do Chính phủ, cơ quan Nhà nước có quy định cụ thể.
Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức chủ trì, phối hợp với Bộ Nội Vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp; điều kiện thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.
1.1 Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức.
Căn cứ theo quy định tại Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV quy định cách xếp lương như sau:
Đối với công chức, viên chức chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, dựa vào mức lương đang hưởng ở vị trí cũ để đưa vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký
Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.
Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Hệ số chênh lệch bảo lưu tại điểm c này (tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới. Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới.
1.2 Xếp lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức.
Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ (ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương), thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) sang ngạch mới.
Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.2 sang ngạch thuộc A2.1), thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này.
Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.1 sang ngạch thuộc A2.2), thì thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a Khoản 2 này và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như hướng dẫn tại điểm c Khoản 1 mục II Thông tư này.
Luật sư
1.3 Xếp lương khi chuyển loại công chức, viên chức.
Trường hợp công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn và điều kiện được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển loại công chức, viên chức từ loại A0 sang loại A1; từ loại B, loại C sang loại A (gồm A0 và A1) hoặc từ loại C sang loại B, thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này.
2. Tiêu chuẩn chuyển ngạch lương đối với Tuyên truyền viên có quy định riêng biệt hay không?
Khoản 4 Điều 2 Quyết định 52/2016/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động thông tin cơ sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành, có quy định về báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở như sau:
Báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở là những người thực hiện công tác tuyên truyền miệng trực tiếp đưa thông tin thiết yếu tới người dân ở xã, phường, thị trấn. Tuyên truyền viên gồm hai loại là Tuyên truyền viên chính trị (tuyên truyền viên) và tuyên truyền viên pháp luật. Tuyên truyền viên tùy theo chức năng nhiệm vụ và nhu cầu tuyển dụng sẽ là công chức hoặc viên chức. Vì vậy tiêu chuẩn chuyển ngạch lương đối với Tuyên truyền viên cũng tuân thủ theo quy định nêu trên theo từng trường hợp cụ thể tại Luật viên chức 2010. và Thông tư 02/2007/TT-BNV.
II.TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
3. Quy định về đối tượng được chuyển qua hưởng lương ngạch đại học
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là viên chức tại Trung Tâm Văn Hóa- Thể Thao huyện Chợ Lách- tỉnh Bến Tre. Nhiệm vụ: Tuyên tuyền viên phụ trách phong trào văn hóa, văn nghệ, đội tuyên truyền lưu động.Từ năm 2007 đến nay tôi lãnh lương theo ngạch tuyên truyền viên 17.178( trình độ trung cấp) theo
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo khoản 3 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV quy định cách xếp lương như sau:
“3. Xếp lương khi chuyển loại công chức, viên chức:
Trường hợp công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn và điều kiện được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển loại công chức, viên chức từ loại A0 sang loại A1; từ loại B, loại C sang loại A (gồm A0 và A1) hoặc từ loại C sang loại B, thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này.”
Căn cứ khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV quy định xếp lương khi nâng ngạch viên chức như sau:
– Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.
– Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
– Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Hệ số chênh lệch bảo lưu tại điểm c này (tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới. Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới.
Bạn đang là viên chức hưởng lương theo trình độ Trung cấp, nhưng nay bạn đã học liên thông và có bằng đại học. Vì thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên bạn có thể đối chiếu trường hợp của bạn theo khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV nêu trên. Thời điểm được nâng lương ở ngạch mới sẽ được tính kể từ ngày được ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn nên liên hệ trực tiếp thủ trưởng đơn vị nơi bạn làm việc.