Trên thực tế, không ít vụ án gây tranh cãi bởi có dấu hiệu của hiện tượng chuyển hóa tội phạm. Vậy thế nào là chuyển hóa tội phạm từ tội trộm cắp tài sản sang cướp tài sản?
Mục lục bài viết
1. Chuyển hóa tội trộm cắp tài sản thành cướp tài sản là gì?
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về vấn đề chuyển hóa tội phạm. Chuyển hóa tội phạm là một khái niệm dùng để chỉ trường hợp một tội phạm đang được thực hiện ở giai đoạn chưa hoàn (tức là tội phạm đó chưa có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm theo quy định của pháp luật) thì có sự chuyển biến nhất định về mặt khách quan (tức là có sự thay đổi về hành vi của tội phạm) hoặc có sự biến đổi về cả mặt khách quan và mặt chủ quan (tức là vừa có sự thay đổi về hành vi của tội phạm vừa có sự thay đổi về mục đích của tội phạm) dẫn đến hiện tượng tội phạm được hoàn thành là một tội phạm khác và thỏa mãn cấu thành của tội phạm khác do với tội phạm và người phạm tội đã thực hiện trước đó nhưng chưa hoàn thành.
Vấn đề chuyển hóa tội phạm xảy ra ở nhiều loại tội khác nhau, trong đó có tội cướp tài sản và trộm cắp tài sản. Trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật được xác định là hành vi lén lút và bí mật dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình. Và ngược lại, cướp tài sản là khái niệm để chỉ hành vi người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc dưới bất kỳ hình thức nào hoặc người phạm tội có hành vi khác làm cho người bị tấn công rơi vào tình trạng không thể chống cự nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản trái quy định của pháp luật thuộc quyền sở hữu của người bị hại hoặc do người bị hại quản lý.
Về nguyên tắc thì có thể nói, khi một người thực hiện hành vi phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 thì sẽ được xác định là tội danh tương ứng đó và phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế, diễn biến hành vi phạm tội có thể thay đổi và có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Trong một số trường hợp, hành vi phạm tội của người phạm tội diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau và có thể dẫn đến những hành vi liên tiếp sau đó lại đủ yếu tố cấu thành một tội phạm khác. Khi đó thì tội phạm đã được chuyển hóa. Như vậy, mặc dù quy định của pháp luật hiện nay chưa đưa ra bất cứ một khái niệm cụ thể nào về vấn đề chuyển hóa tội phạm từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản, trường hợp chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản sang cướp tài sản như sau: Bắt đầu người phạm tội có hành vi lén lút và dịch chuyển tài sản của người khác trái quy định của pháp luật thành tài sản của mình, tuy nhiên diễn biến hành vi của người phạm tội sau đó đã có sự thay đổi và đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản. Khi đó thì có nghĩa là, tội phạm đã được chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản. Mức độ nguy hiểm mà hành vi phạm tội gây ra cho xã hội ở mức độ nghiêm trọng hơn và xâm phạm trực tiếp đến khách thể được luật hình sự bảo vệ.
2. Khi nào tội trộm cắp tài sản bị chuyển hóa thành tội cướp tài sản?
Căn cứ theo quy định tại Thông tư liên tịch số
Như vậy, căn cứ theo quy định tại tiểu mục 6 của Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hướng dẫn áp dụng chương XIV “Các tội phạm xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự năm 1999, có thể liệt kê những trường hợp tội trộm cắp tài sản bị chuyển hóa thành tội cướp tài sản như sau:
– Trường hợp do người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản của người bị hại mà người phạm tội đó đã sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc dưới bất kỳ hình thức nào để tấn công người bị hại hoặc người khác để có thể chiếm đoạt bằng được tài sản đó;
– Trường hợp người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản của bị hại nhưng do chủ tài sản hoặc những người khác đã lấy lại được tài sản đó, hoặc chủ tài sản và những người khác đang dành lại tài sản từ tay người phạm tội, sau đó người phạm tội đã sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt bằng được tài sản đó.
Như vậy có thể thấy, trong hai trường hợp trên đây, hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt được tài sản của người phạm tội đã đầy đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản. Khi đó, mặc dù ban đầu người phạm tội chỉ có mục đích trộm cắp tài sản với hành vi lén lút, nhưng sau đó đã chuyển hóa hành vi bằng việc dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt bằng được tài sản khi đã được chủ tài sản phát hiện, thì tội trộm cắp tài sản sẽ được chuyển hóa thành tội cướp tài sản với khung hình phạt tăng nặng hơn.
3. Phân biệt tội trộm cắp tài sản kèm theo tình tiết định khung “hành hung để tẩu thoát” với trường hợp chuyển hóa thành tội cướp tài sản:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hướng dẫn áp dụng chương XIV “Các tội phạm xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự năm 1999, nếu như mục đích gây thương tích của người phạm tội chỉ nhầm mục đích tẩu thoát đơn thuần thì tội danh vẫn sẽ được xác định là tội trộm cắp tài sản với tình tiết định không tăng nặng đó là “hành hung để tẩu thoát”. Khi đó người phạm tội sẽ phải chịu không hình phạt dao động từ 2 đến 7 năm tù. Bên cạnh đó, nếu như việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc của những đối tượng phạm tội nhầm mục đích chiếm đoạt bằng được tài sản đó thì tội danh sẽ được chuyển hóa thành tội cướp tài sản. Theo đó thì khung hình phạt cơ bản đối với tội cướp tài sản sẽ được quy định từ 3 đến 10 năm tù giam. Có thể nói, việc chuyển hóa tội phạm từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản trên thực tế diễn ra khá phổ biến mà người dân vẫn chưa thể phân biệt được một cách chính xác, vì vậy khi định tội danh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề này để tránh gây nhầm lẫn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hướng dẫn áp dụng chương XIV “Các tội phạm xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự năm 1999.