Chuyển giáo viên dạy văn sang dạy địa lý được không? Thay đổi nội dung hợp đồng làm việc.
Chuyển giáo viên dạy văn sang dạy địa lý được không? Thay đổi nội dung hợp đồng làm việc.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là giáo viên Trung học cơ sở được đào tạo cao đẳng sư phạm 3 môn Văn, Sử, Địa. Trong đó môn Văn 60%, Sử 20% và Địa Lí 20%. Từ khi ra trường năm 1997 đến nay tôi được phân công dạy môn Ngữ Văn, không dạy các môn khác và hàng năm luôn được học sinh, nhà trường và các cấp quản lí đánh giá cao về chất lượng bộ môn. Đến năm học 2016-2017, tôi bị nhà trường không cho dạy môn Ngữ văn mà chuyển tôi dạy toàn bộ Địa Lí. Vậy cho tôi hỏi nhà trường làm như vậy theo quy định có hợp lí không? Có văn bản nào quy định về về việc phân công chuyên môn cho GV theo bằng cấp được đào tạo không? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Như vậy theo qui định tại Điều 32 Luật viên chức 2010 thì thay đổi vị trí việc làm trong những trường hợp sau:
“1. Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.
2. Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này.”
Bên cạnh đó tại 17 Luật viên chức 2010 qui định về nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp thì: “ Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp bao gồm:
1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.
2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;
d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
6. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, nhà trường làm như vậy là phù hợp với qui định của pháp luật bởi theo qui định tại điều 17 và điều 32 Luật viên chức 2010 thì nhà trường có quyền thay đổi vị trí việc làm nếu người được thay đổi có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của việc làm đó và bạn có nghĩa vụ chấp hành sự phân công, công tác của chủ thể có thẩm quyền. Bởi bạn đã đáp ứng được các yêu cầu mà tính chất công việc mới yêu cầu.
Tuy nhiên phía bên nhà trường sẽ có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cho bạn để phù hợp với công việc mới theo qui định tại Điều 33 Luật viên chức 2010 và Điều 32 Nghị định 29/2012/ NĐ-CP như sau:
Chế độ đào tao, bồi dưỡng viên chức: việc đào tạo và bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng:
a) Cập nhật kiến thức, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có đủ trình độ và năng lực chuyên môn đảm bảo chất lượng của hoạt động nghề nghiệp.
2. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng:
a) Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Bảo đảm tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;
c) Khuyến khích viên chức học tập, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;
d) Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
>>> Luật sư tư vấn chuyển đổi chuyên môn giảng dạy cho giáo viên: 1900.6568
Ngoài ra, theo Điều 28 Luật viên chức 2010 quy định về thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc
“1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc. Trong thời gian tiến hành thoả thuận, các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Trường hợp không thoả thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.
2. Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào nhu cầu của đơn vị, trên cơ sở đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ của viên chức, quyết định ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức.
3. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
5. Khi viên chức được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ được pháp luật quy định là công chức tại đơn vị sự nghiệp công lập hoặc có quyết định nghỉ hưu thì hợp đồng làm việc đương nhiên chấm dứt.”
Như vậy, khi chuyển bạn sang vị trí mới mà chưa được sự đồng ý của bạn, mặt khác không thông báo trước 03 ngày là chưa phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình tại trường cũ bạn có thể gửi đơn khiếu nại tới ban giám hiệu nhà trường.