Trường hợp chuyển giao người giám hộ theo quy định tại Bô luật dân sự năm 2015? Thủ tục chuyển giao giám hộ?
Theo quy định của pháp luật về dân sự cụ thể tại
1. Trường hợp chuyển giao người giám hộ theo quy định tại Bô luật dân sự năm 2015?
1.1. Quy định về giám hộ?
Điều 46 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định trong trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đđể thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
Trường hợp đăng ký giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu. Khi tiến hành đăng ký việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục quy định tại pháp luật về hộ tịch năm 2014.
Giám hộ có hai hình thức đó là giám hộ đương nhiên và giám hộ cử.
Giám hộ đương nhiên là hình thức giám hộ do pháp luật quy định, người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân. Quan hệ giám hộ dạng này được xác định bằng các quy định về người giám hộ, người được giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ và tài sản của họ.
Giám hộ được cử là hình thức cử người giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định, cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể trở thành người giám hộ được cử.
Trong đó, giám hộ cử là hình thức giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định, nếu không có người giám hộ đương nhiên thì, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm đề nghị một cá nhân hoặc một tổ chức làm giám hộ. Như vậy, mọi cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện làm người giám hộ đều trở thành người giám hộ cử. Việc cử người giám hộ theo quy định tại Điều 54 Bộ luật dân sự năm 2015 trong hai trường hợp cụ thể là không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và 53 Bộ luật dân sự năm 2015.
Điều kiện trở thành người giám hộ là cá nhân là người giám hộ phải có các điều kiện được quy định ở Điều 49 Bộ luật dân sự năm 2015. Cá nhân thực hiện quyền giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có tư cách đạo đức tốt, có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ ví dụ như không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
1.2. Trường hợp chuyển giao người giám hộ?
Pháp luật quy định các trường hợp thay đổi người giám hộ áp dụng đối với cả giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử, tại Điều 60 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
+ Trường hợp thứ nhất, người giám hộ không còn đủ các điều kiện người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có thể đại diện để giám hộ, có những điều kiện cần thiết như phẩm chất đạo đức, không thuộc trường hợp người bị kết án, truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
+ Trường hợp thứ hai, người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, không làm chủ được hành vi, mất năng lực hành vi dân sự; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại; Tòa án tuyên bố mất tích.
+ Trường hợp thứ ba, người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ (được quy định tại Điều 55 Bộ luật dân sự) như người giám hộ không chăm sóc, giáo dục người được giám hộ, quản lý tài sản của người được giám hộ nhưng không hoàn thành như sử dụng ngoài thẩm quyền của mình.
+ Trường hợp thứ tư, người giám hộ nhận thấy không còn khả năng giám hộ gửi đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ thay thế.
Khi thay đổi người giám hộ được cử thì thủ tục thay đổi người giám hộ được cử được thực hiện theo quy định tại Điều 20 đến Điều 23 Luật hộ tịch năm 2014. Khi thay đổi người giám hộ thì quan hệ giám hộ vẫn còn. Do đó những quyền và nghĩa vụ của người giám hộ được chấm dứt còn người tiếp nhận việc giám hộ sẽ tiếp tục thực hiện việc giám hộ đó. Việc thay đổi người giám hộ có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người được giám hộ, vì thế pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể phải có sự chuyển giao việc giám hộ của người giám hộ được cử.
Như vậy, có thể thấy, trong Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định rất rõ ràng về các vấn đề liên quan đến việc giám hộ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự về điều kiện trở thành người giám hộ. Trong trường hợp trở thành người giám hộ khi xét thấy không đủ điều kiện tiếp tục giám hộ thì sẽ thay đổi người giám hộ hoặc chuyển giao người giám hộ theo yêu cầu, năng lực. Đối với việc chuyển giao giám hộ phải chuyển giao toàn bộ quyền, nghĩa vụ, các tài sản thuộc trong quyền quản lý cho người giám hộ mới dưới sự giám sát việc giám hộ.
2. Thủ tục chuyển giao giám hộ?
Theo quy định tại Điều 61 quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 về việc chuyển giao giám hộ phải được thành lập bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do chuyển giao và tình trạng tài sản của người được giám hộ tại thời điểm chuyển giao. Người được cử giám hộ, người giám sát giám hộ chứng kiến việc chuyển giao giám hộ.
Trong trường hợp thay đổi người giám hộ vì lý do người giám hộ là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động thì cử người giám hộ lập biên bản, ghi rõ tình trạng tài sản của người được giám hộ, quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện việc giám hộ để chuyển giao cho người giám hộ mới với sự chứng kiến của người giám sát việc giám hộ.
Cụ thể, tại Điều 61 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc chuyển giao giám hộ. Đây có thể xem là hậu quả pháp lý kèm theo của việc thay đổi người giám hộ. Việc chuyển giao giám hộ được quy định như sau:
– Thứ nhất: Thời hạn người giám hộ cũ phải chuyển giao việc giám hộ cho người giám hộ mới là trong vòng 15 ngày kể từ ngày xác định được người giám hộ mới. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của người được giám hộ bởi các cá nhân này cần nhanh chóng được chăm sóc, bảo đảm thông qua hành vi của người giám hộ. Nếu thời hạn chuyển giao càng dài thì càng ảnh hưởng đến người được giám hộ.
– Thứ hai: Việc giám hộ phải được lập thành văn bản, có ghi rõ nội dung:
+ Lý do chuyển giao;
+ Tình trạng tài sản;
+ Vấn đề khác có liên quan của người được giám hộ tại thời điểm chuyển giao. Việc chuyển giao giám hộ phải được thực hiện dưới sự chứng kiến của cơ quan cử, chỉ định người giám hộ và người giám sát việc giám hộ.
Văn bản chuyển giao là cơ sở để xác định trách nhiệm của người giám hộ cũ cũng như người giám hộ mới khi xác định tình trạng của các vấn đề liên quan đến người được giám hộ. Sự chứng kiến của các chủ thể được yêu cầu đảm bảo tính khách quan, chân thực của các nội dung được chuyển giao.
– Thứ ba: Văn bản chuyển giao giám hộ nếu thuộc trường hợp phải thay đổi người giám hộ do không còn đáp ứng đủ điều kiện giám hộ thì được lập bởi cơ quan cử, chỉ định người giám hộ và ghi rõ các nội dung:
+ Tình trạng tài sản,
+ Vấn đề khác có liên quan của người được giám hộ;
+ Quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện việc giám hộ.
Điều 61 Bộ luật dân sự năm 2015 kế thừa và có thay đổi các quy định tại Điều 71
Như vậy, việc chuyển giao giám hộ được xét từ việc thay đổi người giám hộ. Bởi lẽ, khi xét điều kiện thay đổi người giám hộ sẽ phát sinh chuyển giao quyền giám hộ, người giám hộ trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục và quản lý tài sản,… vì vậy, khi chuyển giao giám hộ đồng nghĩa chuyển giao số tài sản quản lý, quyền và nghĩa vụ liên quan theo thủ tục mà chúng tôi đã trình bày nội dung trên.