Quyền sở hữu công nghiệp có những ý nghĩa quan trọng và được hiểu là quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng, chuyển dịch các đối tượng sở hữu công nghiệp. Luật Sở hữu trí tuệ đã có các quy định về việc chuyển giao, chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Mục lục bài viết
- 1 1. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:
- 2 2. Chuyển giao sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:
- 3 3. Các điều khoản thông thường của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
- 4 4. Các điều khoản tùy nghi của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
- 5 5. Hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có hiệu lực:
1. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:
Theo
Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được hiểu là việc chủ sở hữu của các đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép các tổ chức hay cá nhân khác được phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi của mình.
Hiểu đơn giản là khi các tổ chức, cá nhân đã đăng ký bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp của mình và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận, chủ sở hữu đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo quy định của pháp luật sẽ có quyền cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi trong quyền của mình thông qua chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Việc chuyển quyền này bắt bắt buộc phải được thành lập bằng văn bản giữa hai bên.
Nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải bao gồm các yếu tố cơ bản như sau:
– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.
– Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng.
– Dạng hợp đồng.
– Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổi.
– Thời hạn hợp đồng.
– Giá chuyển giao quyền sử dụng.
– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được nhận quyền.
Để việc chuyển quyền sở hữu công nghiệp từ chủ sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác có hiệu lực và được cơ quan nhà nước chấp thuận, các cá nhân hay tổ chức sẽ cần phải nộp hồ sơ chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.
Hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành thì sẽ có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.
Các thành phần hồ sơ chuyển quyền đối với quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu như sau:
– Hai bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
– Hai bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao hợp lệ); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai.
– Bản gốc văn bằng bảo hộ.
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung.
–
– Chứng từ nộp lệ phí
Thời hạn xử lý hồ sơ chuyển quyền sở hữu công nghiệp:
Thời hạn xử lý hồ sơ chuyển quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật quy định cụ thể là: 02 tháng.
2. Chuyển giao sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:
Theo Điều 138
Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Như vậy, ta nhận thấy, đối tượng của việc chuyển giao sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó là quyền sở hữu.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được hiểu như sau:
Theo quy định pháp luật hiện hành ta có thể hiểu, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với đối tượng sở hữu công nghiệp (có thể là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn), là việc tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp (Bên chuyển quyền sử dụng – thường được gọi là bên giao) cho phép tổ chức cá nhân tổ chức khác (Bên nhận quyền sử dụng – thường được gọi là Bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể là:Hợp đồng độc quyền; Hợp đồng không độc quyền hay hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp.
Các điều khoản cơ bản của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp:
Các điều khoản cơ bản của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là những điều khoản không thể thiếu được trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Nếu không thoả thuận được những điều khoản đó hoặc thiếu đi một trong số các điều khoản đó thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp không thể giao kết được.
Bên cạnh đó cũng có những điều khoản không phải là điều khoản cơ bản đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp nhưng các bên thấy cần phải thoả thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng trở thành điều khoản cơ bản của hợp đồng đó.
Các điều khoản cơ bản của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là:
– Căn cứ chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể:
+ Căn cứ chuyển nhượng là căn cứ về việc bên chuyển nhượng có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển nhượng. Bao gồm các thông tin về: Tên sáng chế; Số văn bằng; Ngày cấp văn bằng; Chủ sở hữu văn bằng; Cơ quan cấp bằng.
+ Các thông tin về căn cứ chuyển nhượng cần dựa trên Văn bằng bảo hộ đã được cấp theo đúng quy định pháp luật.
– Phạm vi chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp: Bao gồm gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ. Cụ thể:
+ Về quyền sử dụng: hai bên thỏa thuận về quyền sử dụng của bên nhận chuyển giao, phạm vi sử dụng của bên nhận chuyển giao, đưa ra các trường hợp hạn chế sử dụng.
+ Giới hạn lãnh thổ: là quốc gia nơi bên chuyển giao được sử dụng, có thể một hoặc nhiều quốc gia trong số các quốc gia mà đối tượng bảo hộ được bảo hộ.
– Thời hạn hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp: Bao gồm thời hạn chuyển quyền sử dụng và thỏa thuận về gia hạn sử dụng hoặc kết thúc việc sử dụng trước thời hạn.
– Giá chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp: Bao gồm: giá, thời điểm thanh toán, phương thức thanh toán, thông tin thanh toán và thỏa thuận về chậm thanh toán.
Đối với xử lí trong trường hợp chậm thanh toán sẽ do các bên thỏa thuận về thời gian chậm thanh toán, lãi suất trả trong thời gian chậm, phạt hợp đồng.
– Đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Hai bên tham gia ký kết hợp đồng sẽ tự thỏa thuận với nhau về trách nhiệm đăng kí chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và nghĩa vụ thanh toán các chi phí liên quan.
3. Các điều khoản thông thường của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
Các điều khoản thông thường của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được hiểu đơn giản là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, các bên khi tham gia ký kết không thoả thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và được thực hiện như pháp luật quy định. Các điều khoản thông thường của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể là các điều khoản sau đây:
– Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng.
– Điều khoản chấm dứt hợp đồng.
– Điều khoản về giải quyết tranh chấp.
– Điều khoản về hiệu lực hợp đồng
– Điều khoản phạt vi phạm: các bên có thể cân nhắc thỏa thuận các chế tài khi vi phạm hợp đồng. Bạn có thể đọc bài viết Các chế tài thương mại của chúng tôi.
– Tuỳ theo tính chất của hợp đồng mà còn có một số các điều khoản khác.
4. Các điều khoản tùy nghi của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
Khi các bên cùng tham gia tiến hành giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, các bên còn có thể thoả thuận thêm một số điều khoản khác nhằm mục đích để làm cho nội dung của hợp đồng được đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Các điều khoản thông thường của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể bao gồm các điều khoản cụ thể như sau:
– Cam kết và bảo đảm hợp đồng.
– Điều khoản về bảo mật thông tin
– Điều khoản về cải tiến kỹ thuật đối với đối tượng chuyển nhượng.
– Điều khoản về chuyển giao, chuyển nhượng hợp đồng.
– Điều khoản về cách thức
– Tuỳ theo tính chất của hợp đồng mà còn có một số các điều khoản khác.
5. Hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có hiệu lực:
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật sẽ chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Trên thực tế, có những hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp khi đã ký kết nhưng lại bị vô hiệu dẫn đến việc xảy ra những tranh chấp hợp đồng không được giải quyết thông qua tòa án cũng như các cơ quan pháp luật khác. Khi các bên tham gia ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp các chủ thể cần lưu ý cần đảm bảo các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực và thực hiện đúng các quy định cụ thể được nêu trên để bảo vệ quyền lợi của bản thân mình.
Cơ sở pháp lý: