Hợp đồng xây dựng – chuyển giao. Chuyển đổi mô hình đầu tư từ vốn nhà nước sang dự án BT
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao. Chuyển đổi mô hình đầu tư từ vốn nhà nước sang dự án BT.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi: muốn chuyển 1 hạng mục công trinh thuộc dự án vốn ngân sách nhà nước (dự án tạm dừng do không có vốn) sang cho dự án BT cần những thủ tục, hồ sơ, văn bản gì??
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Hợp đồng BT là gọi tắt của loại hợp đồng xây dựng – chuyển giao là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
Đối với hình thức đầu tư theo hợp đông BT. Nhà đầu tư chỉ thực hiện 2 hành vi đó là xây dựng và chuyển giao. Nếu như trong hai hình thức đầu tư là BTO và BOT các nhà đầu tư thực hiện đầy đủ các cam kết của mình liên quan tới cả 3 hành vi là xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công trình thì đối với hình thức hợp đồng BT thì nhà đầu tư chỉ có nghĩa vụ là xây dựng và chuyển giao công đó cho Chính phủ, mà không diễn ra hành vi kinh doanh công trình đó.
Thời điểm chuyển giao công trình trong hợp đồng đầu tư BT được thực hiện ngay sau khi nhà đầu tư xây dựng xông công trình đó giống như hình thức đầu tư BTO. Tuy nhiên thì khi chuyển giao xong thì nhà đầu tư không thực hiện hành vi kinh doanh công trình đó để thu hồi vốn và lợi nhuận.
Hợp đồng BT về hình thức là loại hợp đồng theo hình thức PPP. Mà căn cứ vào các khái niệm cho từng loại hợp đồng quy định tại Luật Đầu tư công 2014, thì Hợp đồng PPP là tên gọi chung cho các hợp đồng dự án theo hình thức hợp tác đầu tư công tư, giữa một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và một bên là nhà đầu tư. Với mô hình hợp tác này, nhà nước Việt Nam sẽ thiết lập một số hình thức đầu tư nhất định tùy theo tính chất công trình và mục đích đầu tư.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 15/2015NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư đã quy định về việc chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư công như sau:
“1. Dự án đang được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công được xem xét chuyển đổi hình thức đầu tư để thực hiện theo hình thức đối tác công tư nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều này”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về đầu tư công: 1900.6568
Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 02/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư đã có quy định như sau về việc lập, thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án theo quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định số 15/2015/NĐ-CP
“1. Quy trình chi tiết
a) Lập đề xuất dự án;
b) Thẩm định đề xuất dự án;
c) Đề xuất, phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);
d) Phê duyệt đề xuất dự án;
đ) Công bố dự án.
2. Lập đề xuất dự án
a) Đơn vị chuẩn bị dự án tổ chức lập đề xuất dự án theo quy định tại Điều 16
Nghị định số , trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với dự án có cấu phần xây dựng, đề xuất dự án bao gồm thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với dự án không có cấu phần xây dựng, đề xuất dự án bao gồm thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) theo quy định của pháp luật chuyên ngành.15/2015/NĐ-CP b) Đơn vị chuẩn bị dự án trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 01 bộ hồ sơ đề xuất dự án; đồng thời gửi đơn vị thẩm định 04 bộ hồ sơ đề xuất dự án.
c) Hồ sơ đề xuất dự án bao gồm:
– Văn bản trình duyệt đề xuất dự án: Nội dung văn bản trình duyệt bao gồm căn cứ pháp lý lập đề xuất dự án, thuyết minh nội dung chính của đề xuất dự án và các kiến nghị;
– Dự thảo đề xuất dự án;
– Ý kiến chấp thuận của người có thẩm quyền về việc lập đề xuất dự án theo hình thức PPP;
– Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.
3. Thẩm định đề xuất dự án
a) Đơn vị thẩm định tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án của đơn vị chuẩn bị dự án và tổ chức thẩm định theo quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản này.
b) Đơn vị thẩm định tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan đối với đề xuất dự án theo phương thức lấy ý kiến bằng văn bản, trường hợp cần thiết có thể tổ chức họp thẩm định. Đơn vị thẩm định phải lấy ý kiến thẩm định về thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo pháp luật xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.
c) Đơn vị thẩm định lập báo cáo thẩm định đề xuất dự án trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Đề xuất dự án được đơn vị thẩm định kiến nghị để phê duyệt phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
d) Đơn vị thẩm định trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ thẩm định đề xuất dự án bao gồm các tài liệu được liệt kê dưới đây:
– Báo cáo thẩm định đề xuất dự án;
– Dự thảo đề xuất dự án;
– Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.
đ) Thời hạn thẩm định đề xuất dự án tối đa là 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không bao gồm thời hạn phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
4. Đối với dự án có sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
5. Phê duyệt đề xuất dự án
a) Căn cứ hồ sơ đề xuất dự án của đơn vị chuẩn bị dự án, hồ sơ thẩm định của đơn vị thẩm định, quyết định về chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư công (nếu có), Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề xuất dự án trong thời hạn 05 ngày. Trường hợp dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo phân cấp của pháp luật về đầu tư công, đề xuất dự án có thể được phê duyệt đồng thời với chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án.
b) Quyết định phê duyệt đề xuất dự án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
– Tên dự án;
– Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư;
– Tên đơn vị chuẩn bị dự án;
– Địa điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất;
– Yêu cầu về kỹ thuật;
– Dự kiến tổng vốn đầu tư;
– Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);
– Loại hợp đồng dự án;
– Phương án tài chính sơ bộ;
– Thời gian hợp đồng dự án;
– Ưu đãi và bảo đảm đầu tư;
– Các nội dung khác.
6. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công bố dự án theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Nội dung và trình tự đăng tải thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu”.
Như vậy, để chuyển đổi được một dự án thuộc vốn ngân sách nhà nước sang dự án BT một loại hợp đồng thuộc mô hình PPP bạn cần thực hiện các bước lập đề xuất, yêu cầu thẩm định và xin phê duyệt với đề xuất đó. Cũng như phải xem xét dự án có thuộc đối tượng có thể chuyển đổi mô hình đầu tư hay không.