Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Chuyển đổi mô hình đầu tư Nhà nước thành hình thức đối tác công tư

Tư vấn pháp luật

Chuyển đổi mô hình đầu tư Nhà nước thành hình thức đối tác công tư

  • 08/02/202108/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    08/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Hợp đồng xây dựng – chuyển giao. Chuyển đổi mô hình đầu tư từ vốn nhà nước sang dự án BT

    Hợp đồng xây dựng – chuyển giao. Chuyển đổi mô hình đầu tư từ vốn nhà nước sang dự án BT.


    Tóm tắt câu hỏi:

    Tôi muốn hỏi: muốn chuyển 1 hạng mục công trinh thuộc dự án vốn ngân sách nhà nước (dự án tạm dừng do không có vốn) sang cho dự án BT cần những thủ tục, hồ sơ, văn bản gì??

    Luật sư tư vấn:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    Hợp đồng BT là gọi tắt của loại hợp đồng xây dựng – chuyển giao là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.

    Đối với hình thức đầu tư theo hợp đông BT. Nhà đầu tư chỉ thực hiện 2 hành vi đó là xây dựng và chuyển giao. Nếu như trong hai hình thức đầu tư là BTO và BOT các nhà đầu tư thực hiện đầy đủ các cam kết của mình liên quan tới cả 3 hành vi là xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công trình thì đối với hình thức hợp đồng BT thì nhà đầu tư chỉ có nghĩa vụ là xây dựng và chuyển giao công đó cho Chính phủ, mà không diễn ra hành vi kinh doanh công trình đó.

    Thời điểm chuyển giao công trình trong hợp đồng đầu tư BT được thực hiện ngay sau khi nhà đầu tư xây dựng xông công trình đó giống như hình thức đầu tư BTO. Tuy nhiên thì khi chuyển giao xong thì nhà đầu tư không thực hiện hành vi kinh doanh công trình đó để thu hồi vốn và lợi nhuận.

    Hợp đồng BT về hình thức là loại hợp đồng theo hình thức PPP. Mà căn cứ vào các khái niệm cho từng loại hợp đồng quy định tại Luật Đầu tư công 2014, thì Hợp đồng PPP là tên gọi chung cho các hợp đồng dự án theo hình thức hợp tác đầu tư công tư, giữa một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và một bên là nhà đầu tư. Với mô hình hợp tác này, nhà nước Việt Nam sẽ thiết lập một số hình thức đầu tư nhất định tùy theo tính chất công trình và mục đích đầu tư.

    Hiện nay, theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 15/2015NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư đã quy định về việc chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư công như sau:

    Xem thêm: Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh cá nhân và công ty mới nhất năm 2022

    “1. Dự án đang được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công được xem xét chuyển đổi hình thức đầu tư để thực hiện theo hình thức đối tác công tư nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này.

    2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều này”.

    Chuyen-doi-mo-hinh-dau-tu-nha-nuoc-thanh-hinh-thuc-doi-tac-cong-tu

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về đầu tư công: 1900.6568

    Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 02/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư đã có quy định như sau về việc lập, thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án theo quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định số 15/2015/NĐ-CP

    “1. Quy trình chi tiết

    a) Lập đề xuất dự án;

    b) Thẩm định đề xuất dự án;

    c) Đề xuất, phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

    d) Phê duyệt đề xuất dự án;

    đ) Công bố dự án.

    2. Lập đề xuất dự án

    a) Đơn vị chuẩn bị dự án tổ chức lập đề xuất dự án theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với dự án có cấu phần xây dựng, đề xuất dự án bao gồm thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với dự án không có cấu phần xây dựng, đề xuất dự án bao gồm thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

    b) Đơn vị chuẩn bị dự án trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 01 bộ hồ sơ đề xuất dự án; đồng thời gửi đơn vị thẩm định 04 bộ hồ sơ đề xuất dự án.

    c) Hồ sơ đề xuất dự án bao gồm:

    – Văn bản trình duyệt đề xuất dự án: Nội dung văn bản trình duyệt bao gồm căn cứ pháp lý lập đề xuất dự án, thuyết minh nội dung chính của đề xuất dự án và các kiến nghị;

    – Dự thảo đề xuất dự án;

    – Ý kiến chấp thuận của người có thẩm quyền về việc lập đề xuất dự án theo hình thức PPP;

    – Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.

    3. Thẩm định đề xuất dự án

    a) Đơn vị thẩm định tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án của đơn vị chuẩn bị dự án và tổ chức thẩm định theo quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản này.

    b) Đơn vị thẩm định tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan đối với đề xuất dự án theo phương thức lấy ý kiến bằng văn bản, trường hợp cần thiết có thể tổ chức họp thẩm định. Đơn vị thẩm định phải lấy ý kiến thẩm định về thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo pháp luật xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.

    c) Đơn vị thẩm định lập báo cáo thẩm định đề xuất dự án trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Đề xuất dự án được đơn vị thẩm định kiến nghị để phê duyệt phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

    d) Đơn vị thẩm định trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ thẩm định đề xuất dự án bao gồm các tài liệu được liệt kê dưới đây:

    – Báo cáo thẩm định đề xuất dự án;

    – Dự thảo đề xuất dự án;

    – Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.

    đ) Thời hạn thẩm định đề xuất dự án tối đa là 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không bao gồm thời hạn phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

    4. Đối với dự án có sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

    5. Phê duyệt đề xuất dự án

    a) Căn cứ hồ sơ đề xuất dự án của đơn vị chuẩn bị dự án, hồ sơ thẩm định của đơn vị thẩm định, quyết định về chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư công (nếu có), Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề xuất dự án trong thời hạn 05 ngày. Trường hợp dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo phân cấp của pháp luật về đầu tư công, đề xuất dự án có thể được phê duyệt đồng thời với chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án.

    b) Quyết định phê duyệt đề xuất dự án bao gồm các nội dung cơ bản sau:

    – Tên dự án;

    – Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư;

    – Tên đơn vị chuẩn bị dự án;

    – Địa điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất;

    – Yêu cầu về kỹ thuật;

    – Dự kiến tổng vốn đầu tư;

    – Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

    – Loại hợp đồng dự án;

    – Phương án tài chính sơ bộ;

    – Thời gian hợp đồng dự án;

    – Ưu đãi và bảo đảm đầu tư;

    – Các nội dung khác.

    6. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công bố dự án theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Nội dung và trình tự đăng tải thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu”.

    Như vậy, để chuyển đổi được một dự án thuộc vốn ngân sách nhà nước sang dự án BT một loại hợp đồng thuộc mô hình PPP bạn cần thực hiện các bước lập đề xuất, yêu cầu thẩm định và xin phê duyệt với đề xuất đó. Cũng như phải xem xét dự án có thuộc đối tượng có thể chuyển đổi mô hình đầu tư hay không. 

    Xem thêm: So sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Công ty Luật Dương Gia

    Chức vụ: Chủ sở hữu Website

    Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

    Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 27.876 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Đầu tư trực tiếp

    Vốn đầu tư


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Vốn FDI là gì? Quy định về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam?

    Vốn FDI là gì? Các đặc điểm của FDI? Quy định về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam?

    Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội là gì? Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội?

    Vốn đầu tư toàn xã hội là gì? Nội hàm của vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội? Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội sẽ được phân tổ theo nguồn vốn đầu tư, khoản mục đầu tư, loại hình kinh tế, ngành kinh tế, tỉnh/thành phố Trung ương được đầu tư.

    Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư là gì? Vị trí và nhiệm vụ

    Tìm hiểu về vốn đầu tư? Tìm hiểu về kế hoạch khối lượng vốn đầu tư?

    Vốn khởi nghiệp là gì? Lợi ích và hạn chế của vốn khởi nghiệp

    Vốn khởi nghiệp là gì? Lợi ích và hạn chế của vốn khởi nghiệp?

    Phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài và gián tiếp nước ngoài

    Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài và gián tiếp nước ngoài? Phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài và gián tiếp nước ngoài?

    Vốn đầu tư nước ngoài là gì? Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài?

    Đầu tư nước ngoài là gì? Vốn đầu tư nước ngoài là gì? Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài?

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Các hình thức, đặc điểm FDI?

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Các hình thức, đặc điểm FDI? Ưu điểm và Nhược điểm của Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI)?

    Vốn đầu tư mạo hiểm là gì? Xu hướng trong đầu tư mạo hiểm

    Vốn đầu tư mạo hiểm là gì? Xu hướng trong đầu tư mạo hiểm?

    Vốn đầu tư cơ bản trong kinh tế nông nghiệp là gì? Hiệu quả của vốn đầu tư cơ bản

    Vốn đầu tư cơ bản trong kinh tế nông nghiệp là gì? Hiệu quả của vốn đầu tư cơ bản? Phân biệt nguồn vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản?

    Phân phối vốn đầu tư là gì? Các dạng phân phối vốn đầu tư và ví dụ?

    Phân phối vốn đầu tư là gì? Các dạng phân phối vốn đầu tư và ví dụ?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Trung cấp chuyên nghiệp là gì? Phân biệt với trung cấp nghề?

    Trung cấp chuyên nghiệp là gì? Thời gian đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp? Phân biệt trung cấp chuyên nghiệp với trung cấp nghề?

    Trung cấp nghề là gì? Bằng trung cấp nghề có giá trị không?

    Trung cấp nghề là gì? Bằng trung cấp nghề có giá trị không? Đào tạo trung cấp nghề kết hợp với học bổ túc văn hoá? Giá trị của bằng trung cấp nghề?

    Cao đẳng chuyên nghiệp là gì? Phân biệt với cao đẳng nghề?

    Cao đẳng chuyên nghiệp là gì? Lý do nên học cao đẳng chuyên nghiệp? Điều kiện để học cao đẳng chuyên nghiệp? Phân biệt cao đẳng chuyên nghiệp với cao đẳng nghề?

    Cao đẳng nghề là gì? Bằng cao đẳng nghề có giá trị không?

    Cao đẳng nghề là gì? Điều kiện học cao đẳng nghề? Thời gian đào tạo hệ cao đẳng nghề? Bằng cao đẳng nghề có giá trị không?

    Hóa đơn là gì? Phân loại hóa đơn? Nội dung, hình thức hóa đơn?

    Hóa đơn là gì? Phân loại hóa đơn? Nội dung và hình thức của hóa đơn? Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức nào?

    Sơ đồ tổ chức công ty là gì? Sơ đồ cơ cấu tổ chức phổ biến?

    Sơ đồ tổ chức công ty là gì? Sơ đồ cơ cấu tổ chức phổ biến bao gồm: Cơ cấu tổ chức theo chức năng; Cơ cấu tổ chức bộ phận; Cơ cấu tổ chức ma trận; Cơ cấu tổ chức phân cấp – phẳng?

    Mẫu tuyển dụng nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng

    Mẫu tuyển dụng nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng? Hướng dẫn soạn thảo mẫu tuyển dụng nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng? Các kỹ năng của nhân viên kinh doanh?

    Khấu hao là gì? Khấu hao nhanh là gì? Phương pháp tính?

    Khấu hao là gì? Phương pháp khấu hao nhanh là gì? Phương pháp trích khấu hao tài sản nhanh? Cách tính khấu hao nhanh?

    Mẫu báo cáo tài chính công ty mới thành lập chưa có doanh thu

    Mẫu báo cáo tài chính công ty mới thành lập chưa có doanh thu là gì? Mẫu báo cáo tài chính công ty mới thành lập chưa có doanh thu và hướng dẫn soạn thảo? Tìm hiểu về báo cáo tài chính công ty mới thành lập?

    Chi phí tiếp khách là gì? Cách hạch toán chi phí tiếp khách?

    Chi phí tiếp khách là gì? Điều kiện để chi phí tiếp khách được chấp nhận là hợp lý? Cách hạch toán chi phí tiếp khách?

    Hóa đơn chuyển đổi từ HĐĐT là gì? Phải ký, đóng dấu không?

    Hóa đơn chuyển đổi từ HĐĐT là gì? Quy định chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy mới nhất? Hóa đơn chuyển đổi có phải ký, đóng dấu không?

    Kế toán trưởng là gì? Kế toán trưởng là chức danh hay chức vụ?

    Kế toán trưởng là gì?  Chức danh, chức vụ? Kế toán trưởng là chức danh hay chức vụ? Chức vụ của kế toán trưởng?

    Lãi suất tái cấp vốn là gì? Phân biệt với lãi suất tái chiết khấu?

    Lãi suất tái cấp vốn là gì? Lãi suất tái chiết khấu là gì? Phân biệt lãi suất tái cấp vốn với lãi suất tái chiết khấu?

    Cơ sở hạ tầng là gì? Kiến trúc thượng tầng là gì? Lấy ví dụ?

    Cơ sở hạ tầng là gì? Kiến trúc thượng tầng là gì? Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sử hạ tầng và kiến trúc thượng tầng?

    Bài thu hoạch nâng chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 3

    Mở đầu bài thu hoạch nâng chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 3? Nội dung bài thu hoạch nâng chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 3? Kết luận bài thu hoạch nâng chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 3?

    Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây?

    Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây? Một số suy nghĩ rút ra đối với Việt Nam?

    Những điều kiện tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác – Lênin?

    Những điều kiện của sự ra đời chủ nghĩa Mác - Lênin? Tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác - Lênin?

    Vấn đề pháp lý là gì? Phân tích và xác định vấn đề pháp lý?

    Vấn đề pháp lý là gì? Phân tích và xác định vấn đề pháp lý? Lấy ví dụ về việc xác định vấn đề pháp lý cần giải quyết.

    Trình bày nội dung quản lý nhà nước về giáo dục, liên hệ thực tế

    Trình bày nội dung quản lý nhà nước về giáo dục? Liên hệ thực tế quản lý nhà nước về giáo dục? Vai trò quản lý nhà nước về giáo dục?

    Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc

    Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc là gì? Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc để làm gì? Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc? Hướng dẫn làm mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá