Xác định giới tính và chuyển đổi giới tính là hai vấn đề đang rất được xem trọng trong xã hội hiện nay, với sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới, sự phát triển chung của xã hội Việt Nam thì việc công nhận quyền chuyển đổi giới tính để đảm bảo quyền nhân thân chính đáng của các cá nhân trở thành vấn đề cấp thiết phải giải quyết.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính:
– Giới tính là những đặc điểm chung để phân biệt nam với nữ, giống đưc với giống cái.
– Để xác định chính xác giới tính một người ta phải xem xét trên cả 3 phương diện bap gồm: Giới tính sinh học; Giới tính xã hội và Tính dục
– Giới tính sinh học là một quá trình kết hợp và pha trộn những đặc điểm di truyền học của sinh vật, thường dẫn đến kết quả là sự chuyên môn hóa thành giống đực (male) và giống cái (female)
– Giới tính xã hội, hay còn gọi là giới là thuật ngữ đề cập đến các đặc điểm, vị trí, vai trò, mối quan hệ về mặt xã hội giữa nam giới – phụ nữ
– Tinh dục chỉ sự bị hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc về mặt tình dục bởi người khác một cách lâu dài.
Nhìn chung, những người xác định lại giới tính là những người hoàn toàn bình thường về mặt giới tính xã hội, nhưng lại có giới tính sinh học không thống nhất giữa bên trong (Bộ nhiễm sắc thể giới tính) và bên ngoài (Bộ phận sinh dục, các biểu hiện giới tính). Còn người thay đổi giới tính là người có giới tính sinh học hoàn toàn bình thường nhưng giới tính xã hội của họ lại trái người hoàn toàn giới tính sinh học.
Xác định giới tính: Xác định lại giới tính là quyền của cá nhân được ghi nhận tại Điều 36
Chuyển đổi giới tính: Chuyển đổi giới tính là quyền nhân thân của cá nhân được ghi nhận tại Điều 37 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật, cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch, có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Về bản chất của xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính:
Đối với người xác định lại giới tính, các đặc điểm trên cơ thể của họ bị khuyết tật ngay từ khi sinh ra, không có vấn đề gì về mặt giới tính xã hội, bản thân họ chỉ không có sự thống nhất giữa giới tính sinh học thực chất và bộ phận sinh dục. Những người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính, họ hoàn toàn hài lòng với giới tính bẩm sinh mà họ có, không có sự chênh nhau giữa giới tính sinh học bẩm sinh và giới tính xã hội, họ như những người bình thường khác.
Tức là, những trường hợp có bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật (khuyết tật bẩm sinh về giới tính) và những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính (giới tính chưa được định hình chính xác) sẽ được xác định lại giới tính.
Còn đối với người chuyển giới lại hoàn toàn người lại, họ có giới tính sinh học hoàn toàn bình thường (Ví dụ như người có bộ nhiễm sắc thể giới tính là nữ, giới tính sinh học là nữ, có hông, ngực nở, không có yết hầu bộ phận sinh dục như của nữ giới, hoàn toàn bình thường) nhưng họ lại mang giới tính xã hội khác với giới tính sinh học, tức là họ muốn xã hội nhìn nhận mình với hình ảnh một nam giới, không phải một nữ giới (Ví dụ như con gái nhưng cắt tóc ngắn, ăn mặc như con trai, giả giọng nói trầm của nam giới, dáng đi giống con trai…).
3. Quy định về chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật hiện hành:
Quy định về quyền chuyển đổi giới tính trong
Cụ thể, Điều 36 “Bộ luật dân sự 2015” chỉ cho phép trường hợp một người chỉ được quyền yêu cầu xác định lại giới tính của mình khi họ có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác. Nghị định 88/2008 NĐ-CP hướng dẫn vấn đề này tại khoản 1 Điều 1 và khoản 1, 2 Điều 2. Bên cạnh đó, văn bản này xác định rõ “Cấm” hành vi thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính, thể hiện quan điểm không chấp nhận trường hợp chuyển đổi giới tính theo mong muốn của chủ thể. Tuy nhiên đến khi Bộ luật Dân sự 2015 ra đời tại điều 37 đã thừa nhận về quyền chuyển đổi giới tính như sau:
“Điều 37. Chuyển đổi giới tính
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”
4. Về sự khác biệt giữa xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính:
Đầu tiên, về bản chất của xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính
Xác định lại giới tính nhằm trả lại giới tính thực cho những người bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác. Chủ thể của quyền này được hiểu là những người có sự phát triển không điển hình của các đặc điểm giới tính và sinh lý trên cơ thể. Trong khi đó “chuyển đổi giới tính” lại dùng để chỉ trường hợp cá nhân có nhận thức về giới tính khác với giới tính sinh học của mình, tức là về mặt tự nhiên, người chuyển giới hoàn toàn bình thường
Thứ hai, Căn cứ thực hiện xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính
Xác định lại giới tính:
Trong trường hợp có khuyết tật bẩm sinh về giới tính
– Đối với trường hợp nam lưỡng giới giả nữ
Bộ phận sinh dục có dương vật nhỏ, có thể sờ thấy tinh hoàn hoặc không, siêu âm hoặc nội soi thấy tinh hoàn, không có tử cung và buồng trứng;
Nhiễm sắc thể giới tính là XY hoặc gen biệt hóa tinh hoàn dương tính hoặc kết hợp cả hai trường hợp trên.
– Đối với trường hợp nữ lưỡng giới giả nam
– Bộ phận sinh dục có âm vật phát triển như dương vật nhưng không sờ thấy tinh hoàn, siêu âm hoặc nội soi thấy có tử cung, buồng trứng, không thấy tinh hoàn;
– Nhiễm sắc thể giới tính là XX.
Đối với trường hợp lưỡng giới thât:
– Bộ phận sinh dục không xác định được là nam hay nữ. Tuyến sinh dục có cả tổ chức tinh hoàn, buồng trứng;
– Nhiễm sắc thể giới tính có thể là một trong các dạng XX/XY; XXX/XY; XX/XXXY hoặc các dạng nhiễm sắc thể khác được xác định là lưỡng giới thật.
Chuyển đổi giới tinh chưa có cơ sở để thực hiện.
Thứ ba, Về kết quả: đối với xác định giới tính: Giới tính của cá nhân thực hiện xác lại giới tính được xác định đúng với bản chất của nó, đối với chuyển đổi giới tính:
Giới tính của cá nhân thực hiện chuyển đổi bị thay đổi
Thứ tư, về mục đích
Xác định lại giới tính là trường hợp những người có giới tính bị khuyết tật bẩm sinh, về căn bản họ chỉ bị khuyết tật về bộ phận sinh dục, nên nhu cầu thực sự của họ không phải là chuyển đổi giới tính mà họ chỉ muốn trở về giới tính sinh học thực chất của họ, họ chỉ muốn có cấu tạo bên ngoài và bên trong cơ thể thống nhất.
Còn những người chuyển đổi giới tính, vì bản thân họ luôn coi giới tính thực sự của mình là giới tính trái ngược với giới tính sinh học hiện có nên khao khát trở về giới tính thực của họ cháy bỏng, thường trực, họ muốn trở về giới tính thực của mình, để được thực hiện quyền mưu cầu hạnh phúc một trong những quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, cũng có nhiều người tiến hành chuyển đổi giới tính theo phong trào, để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, gian lận trong các cuộc thi, để mưu sinh,…
Trong BLDS năm 2015, quyền chuyển đổi giới tính được quy định mang đầy đủ những đặc điểm của quyền nhân thân. Tuy nhiên, dưới góc độ là một quyền nhân thân của cá nhân, quyền chuyển đổi giới tính cũng không hoàn toàn giống như các quyền nhân thân khác mà là một quyền nhân thân đặc biệt.
Tính chất đặc biệt thể hiện ở cả chủ thể hưởng quyền, điều kiện để thực hiện quyền cũng như trình tự, thủ tục để thực hiện quyền. Mặc dù chưa có những quy định cụ thể nhưng dự thảo Luật chuyển đổi giới tính của Việt Nam và pháp luật của các nước đều quy định những điều kiện và trình tự thủ tục nhất định mà chủ thể phải tuân theo khi thực hiện quyền. Đó có thể là điều kiện về tâm lý; sức khoẻ; tình trạng hôn nhân; khả năng sinh sản; trình tự thủ tục tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính; thủ tục thay đổi giới tính pháp lý và các giấy tờ tuỳ thân khác,…
Ngoài việc ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân, Điều 37 BLDS năm 2015 còn ghi nhận: “Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”. Đây là cơ sở pháp lý để đảm bảo đảm các quyền nhân thân của những người chuyển đổi giới tính về hộ tịch, hôn nhân gia đình, nhận nuôi con nuôi,…
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự 2015