Có nhiều lý do khác nhau, mà trong quá trình công tác tại cơ sở cũ, các chủ thể có thể bị điều chuyển hoặc xin chuyển công tác về một cơ sở mới. Vậy câu hỏi đặt ra: Chuyển công tác có được tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên hay không?
Mục lục bài viết
1. Chuyển công tác có được tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên hay không?
1.1. Quy định pháp luật về phụ cấp thâm niên:
Về vấn đề phụ cấp thâm niên, thì pháp luật đã có những chế định ghi nhận cụ thể về vấn đề này. Cụ thể, căn cứ theo Điều 103 của
Ngoài ra cũng theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 hiện hành thì có thể thấy, phụ cấp thâm niên ở các cơ quan và đơn vị sẽ dò từng chế độ đãi ngộ riêng của người sử dụng lao động quy định, do vậy cho nên không phải người lao động nào cũng sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên. Ở một số ngành nghề nhất định và các cơ quan nhà nước thì tiền lương hàng tháng sẽ có thêm một khoản phụ cấp thâm niên, có thể kể đến như sau:
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Hạ sĩ quan hưởng lương thuộc Công an nhân dân Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Cán bộ hoặc các chủ thể là công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành như: Hải quan, tòa án, viện kiểm sát, thanh tra thi hành án dân sự, kiểm lâm … ;
– Nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở công lập đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
1.2. Chuyển công tác có được tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên hay không?
Theo quy định tại Nghị định số 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, thì có quy định về chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái như sau:
– Khi các chủ thể là công chức được điều động hoặc luân chuyển đến một vị trí công tác mới khác với vị trí công tác ban đầu không phù hợp với ngạch công chức hiện đại thì sẽ phải chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về công chức, khi đó thì các chủ thể này sẽ phải thôi giữ chức vụ lãnh đạo và quản lý đang đảm nhiệm được tính kể từ ngày có quyết định điều động và luân chuyển theo đúng quy định của pháp luật được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền;
– Đối với trường hợp mà các chủ thể là công chức giữ vai trò và vị trí lãnh đạo cũng như quản lý được điều động đến một vị trí công tác mới so với vị trí công tác ban đầu, ba phụ cấp chức vụ mới được ghi nhận là thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện tại đang đảm nhiệm thì khi đó sẽ được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong khoảng thời gian là 06 tháng theo đúng quy định của pháp luật hiện nay;
– Đối với trường hợp mà các chủ thể là công chức khi nhận được sự luân chuyển đến vị trí công tác mới khác với vị trí công tác ban đầu, mà mức phụ cấp chức vụ mới được xác định là thấp hơn mức phụ cấp chức vụ đang đảm nhiệm thì khi đó sẽ được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong khoảng thời gian luân chuyển theo đúng quy định của pháp luật;
– Đối với trường hợp mà các chủ thể là công chức được biệt phái đến nơi làm việc ở vùng núi, vùng sâu vùng xa hoặc các vùng biên giới hải đảo, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn theo đúng quy định của pháp luật thì sẽ được hưởng các chế độ và chính sách ưu đãi phù hợp.
Ngoài ra thì pháp luật còn có quy định về nguyên tắc sếp lương cũng như hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương cụ thể như sau:
– Các chủ thể là cán bộ, công chức luật viên chức bao gồm cả các đối tượng trực thuộc lực lượng đơn vị vũ trang khi có sự thay đổi về công việc hiện tại thì sẽ được chuyển xếp lại lương cũng như phụ cấp chức vụ sao cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Đối với trường hợp mà các chủ thể này thôi giữ chức vụ lãnh đạo để tiến hành làm công việc khác, hoặc các chủ thể này giữ chức danh lãnh đạo khác và có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ được xác định là thấp hơn so với mức lương và trợ cấp chức vụ cũ thì khi đó sẽ được bảo lưu mức lương chức vụ cũng như phụ cấp chức vụ của các chức danh lãnh đạo và quản lý trong khoảng thời gian 06 tháng theo đúng quy định của pháp luật, sau đó thì sẽ tiến hành xếp lại lương cũng như xác định lại phụ cấp chức vụ theo công việc mới đảm nhiệm để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể;
– Theo yêu cầu của nhiệm vụ thì các chủ thể là cán bộ, công chức hoặc viên chức cũng như các đối tượng khác trực thuộc lực lượng vũ trang do pháp luật có quy định mà đang giữ chức danh lãnh đạo này được luân chuyển đến để giữ một chức danh lãnh đạo khác, ba chức năng này được xác định có mức lương chức vụ và phụ cấp chức vụ thấp hơn so với mức lương và phụ cấp chức vụ cũ, thì khi đó sẽ được giữ mức lương chức vụ và phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Đối với trường hợp công việc mới được luân chuyển quy định rằng phải tiến hành sếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì khi đó sẽ được giữ mức lương chức vụ cũ và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngách và chức danh cũ;
– Thực hiện nghiêm chỉnh được sếp lương cũng như chế độ phụ cấp, nâng bậc lương và trả lương cũng như quản lý tiền lương, phải theo đúng đối tượng và phạm vi, tuân thủ đúng nguyên tắc và điều kiện cũng như chế độ được hưởng theo đúng quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ tiền lương phải gắn liền với cải cách hành chính cũng như phải đảm bảo tương quan giữa các ngành nghề trong xã hội, giữa các chủ thể trong xã hội qua đó đảm bảo tính ổn định về mặt chính trị.
Như vậy theo như phân tích ở trên thì có thể, sau khi chuyển công tác về đơn vị mới, mà các chủ thể vẫn tiếp tục thực hiện công việc tương đương với chức danh trước đó đã đảm nhận thì vẫn sẽ tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên của nhà nước. Nếu như chuyển công tác nhưng lại tham gia những ngành nghề khác với chức danh chức đó thì sẽ không còn được hưởng trợ cấp thâm niên, bởi suy cho cùng thì theo như phân tích ở trên, trợ cấp thâm niên chính là khoản trợ cấp chi trả cho sự gắn bó lâu dài cũng như phản ánh kinh nghiệm trong nghề của một chủ thể nhất định.
2. Khi chuyển công tác thì có cộng thời gian công tác tại trường cũ vào phụ cấp thâm niên không?
Theo Điều 4 của Nghị định số 77/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo, thì có quy định mức phụ cấp thâm niên như sau:
Các chủ thể là nhà giáo khi tham gia quá trình giảng dạy và giáo dục tại các cơ sở công lập sẽ tiến hành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là đủ 05 năm (tức là 60 tháng) thì khi đó sẽ được tính phụ cấp thâm niên là 5% dựa trên mức lương hiện hưởng, và sẽ cộng thêm với phụ cấp chức danh lãnh đạo cũng như phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu đáp ứng đủ quy định của pháp luật). Và từ khoảng thời gian là 6 năm trở đi, thì cứ mỗi năm (tức là 12 tháng) thì sẽ được tính thêm tỷ lệ đó là 1%. Nhìn chung thì phụ cấp thâm niên sẽ được trả theo đúng quy định của pháp luật, đó là cùng với kỳ lương hàng tháng, và phụ cấp thâm niên sẽ được dùng để tính đóng cũng như hưởng bảo hiểm xã hội và các loại bảo hiểm khác như: bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Cách tính tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng sẽ được áp dụng theo công thức sau đây:
Mức tiền phụ cấp thâm niên | = | Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng | x | Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ | x | Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng |
Theo đó, có thể thấy các chủ thể có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (tức là 60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên, có nghĩa là tính cả thời gian công tác tại đơn vị cũ chứ không phải chuyển công tác sẽ tính lại từ đầu.
3. Quy định về trách nhiệm giải quyết các chế độ phụ cấp thâm niên cho giáo viên:
Tại Điều 8 của Nghị định số 77/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo, có quy định về trách nhiệm giải quyết các chế độ phụ cấp thâm niên, cụ thể như sau:
Người đứng đầu cơ sở giáo dục công lập sẽ phải có trách nhiệm sau đây:
Tiến hành giải quyết truy lĩnh cũng như thực hiện các nghĩa vụ chi trả tiền phụ cấp thâm niên cho các đối tượng được hưởng kể từ giai đoạn ngày 1 tháng 7 năm 2020 theo đúng quy định của pháp luật;
Các chủ thể là người đứng đầu cơ sở công lập sẽ phải có nghĩa vụ phối hợp với các cơ quan bảo hiểm xã hội để tiến hành điều chỉnh lại mức đóng cũng như mức hưởng các chế độ khác đối với các chủ thể là nhà giáo thuộc đối tượng mà pháp luật có quy định nhưng nay đã nghỉ hưu hoặc tạm dừng hưởng trợ cấp thâm niên trong khoảng thời gian xác định từ ngày 1 tháng 7 năm 2020, cho đến ngày mà nghị định nghị định số 77/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo có hiệu lực thi hành trên thực tế;
Các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo sẽ phải có trách nhiệm trong việc đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các chế độ trợ cấp thâm niên tại các cơ sở giáo dục do mình quản lý nhằm mục đích đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật;
Ngoài ra thì các chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ, bao gồm cả Chủ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp thành phố trực thuộc trung ương cùng với các cơ quan ban ngành và các tổ chức đoàn thể, cá nhân có liên quan trong xã hội sẽ phải chịu trách nhiệm để thi hành nghiêm chỉnh nghị định nghị định số 77/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Theo đó, hiệu trưởng sẽ giải quyết chế độ phụ cấp thâm niên như đã phân tích ở trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định số 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
– Nghị định số 77/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.