Nhà ở là gì? Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương? Mức kinh phí cho xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở tại địa phương?
Nhà nước ta luôn có nhũng chính sách phù hợp đẻ xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương. Điều này thấy rất rõ ràng tại các văn bản pháp luật, đặc biệt tại Luật Nhà ở 2014. Vậy pháp luật Việt Nam có những quy định như thế nào về chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương? Để xây dựng được chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương thì phải thực hiện theo trình tư, thủ tục ra sao?
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Nhà ở là gì?
Theo quy định tại Khoản . Điều 3, Luật Nhà ở 2014: Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
Nhà ở là một trong những công trình quan trọng đối với người dân, nó như nơi che chắn mưa bão, giúp phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của những cá nhân trong ngôi nhà. Và người dâ có quyền sở hữu căn nhà của mình theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Luật Nhà ở 2014 thì hộ gia đình, cá nhân có quyền có chỗ ở thông qua việc đầu tư xây dựng, mua, thuê, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi, mượn, ở nhờ, quản lý nhà ở theo ủy quyền và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy mà Nhà nước sẽ có những chính sách hay những quy định để bảo vệ quyển sở hữu nhà ở. Nhà nước sẽ có trách nhiệm công nhân quyển sở hữu nhà ở của hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời, nhà ở thuộc sở hữu của tổ chức, hộ gia đình sẽ không bị quốc hữu hóa. Tuy nhiên trong một sô trường hợp liên quan đến quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì Nhà nước sẽ có quyết định mua, giải tỏa nhà ở nhưng sẽ có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương
Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất… để thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã được đề ra.
Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Bên cạnh đó Nhà nước sẽ có xây dựng những chính sách, về chương trình, kế hoạch nhà ở tại địa phương. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật đó là cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền không được quyết định chủ trương đầu tư dự án hoặc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở không theo quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt. Nếu như có hành vi vi phạm này thì sẽ bị xử phạt theo quy định mà Nhà nước đã đặt ra.
Nhà nước ta phải có chính sách cho việc nghiên cứu và ban hành các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với từng loại nhà ở phù hợp với từng khu vực, từng vùng, miền. Đồng thời phải có chính sách khuyến khích phát triển nhà ở tiết kiệm năng lượng.
Những chính sách phát triển nhà ở của địa phương phải phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng giai đoạn.
Tại Điều 15, Luật Nhà ở 2014 quy định về hương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương
“1. Trên cơ sở Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn của địa phương đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng chương trình phát triển nhà ở của địa phương bao gồm cả tại đô thị và nông thôn cho từng giai đoạn 05 năm và 10 năm hoặc dài hơn để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi phê duyệt theo quy định tại Điều 169 của Luật này.
2. Trên cơ sở chương trình phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở hằng năm và 05 năm trên địa bàn bao gồm kế hoạch phát triển nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở của hộ gia đình, cá nhân, trong đó phải xác định rõ kế hoạch phát triển nhà ở xã hội để cho thuê.”
2.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch nhà ở của địa phương
Trước hết thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch này theo quy định tại Điều 15 và Điều 169 của Luật Nhà ở.
Theo quy định tại
+ Trình tự, thủ tục xây dựng chương trình phát triển nhà ở 05 năm và 10 năm hoặc dài hơn của địa phương được thực hiện như sau:
Bước 1: Sở Xây dựng thực hiện xây dựng đề cương chương trình phát triển nhà ở, bao gồm nội dung chương trình, dự kiến kinh phí và dự kiến thuê đơn vị
Bước 2: Sau khi có ý kiến chấp thuận đề cương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Xây dựng trực tiếp thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình phát triển nhà ở để phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ở địa phương và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) tổ chức khảo sát, tổng hợp số liệu, xây dựng dự thảo chương trình và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến.
Bước 3: Sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến về dự thảo chương trình, Sở Xây dựng tổ chức bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Đối với các thành phố trực thuộc trung ương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng về nội dung chương trình trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
Bước 4: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông qua chương trình phát triển nhà ở của địa phương. Sau khi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện chương trình này.
+ Trình tự, thủ tục xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm và hàng năm của địa phương được thực hiện như sau:
Bước 1: Trước thời hạn 06 tháng, tính đến khi hết giai đoạn thực hiện chương trình phát triển nhà ở theo quy định đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải tổ chức xây dựng chương trình phát triển nhà ở mới để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua theo quy định của pháp luật về nhà ở. Sau khi chương trình phát triển nhà ở được thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải phê duyệt chương trình và tổ chức xây dựng, phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Trường hợp do thay đổi nội dung Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia hoặc thay đổi quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương hoặc phải điều chỉnh nội dung chương trình phát triển nhà ở cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng nội dung điều chỉnh chương trình và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
Bước 2: Sở Xây dựng có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với đơn vị tư vấn, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng các nội dung điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, thông qua. Đối với các thành phố trực thuộc trung ương thì Ủy ban nhân dân thành phố phải lấy ý kiến của Bộ Xây dựng về các nội dung cần điều chỉnh trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua;
Bước 3: Việc xây dựng điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở phải thể hiện rõ các nội dung gồm:
+ Lý do,
+ Sự cần thiết phải điều chỉnh chương trình,
+ Đánh giá kết quả, các tồn tại và hạn chế của nội dung cần điều chỉnh,
+ Giải pháp để thực hiện nội dung điều chỉnh, tiến độ,
+ Trách nhiệm của cơ quan liên quan thực hiện nội dung điều chỉnh, mối liên hệ, ảnh hưởng của nội dung điều chỉnh với nội dung khác của chương trình, nguồn lực thực hiện
+ Các nội dung liên quan khác (nếu có).
Bước 3: Sau khi Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở;
Bước 4: Trên cơ sở nội dung điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở đã được phê duyệt, Sở Xây dựng tổ chức xây dựng hoặc phối hợp với đơn vị tư vấn để xây dựng nội dung điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
Bước 5: Việc điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở quy định tại điểm đ khoản này có thể được thực hiện ngay trong năm sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh chương trình hoặc trong năm sau của năm kế hoạch. Trường hợp điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở trong năm sau của năm kế hoạch thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải phê duyệt kế hoạch điều chỉnh này trước ngày 31 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch dự kiến điều chỉnh;
Bước 6: Trường hợp điều chỉnh nội dung kế hoạch có quy định về sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho phát triển nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xin ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp về kế hoạch sử dụng vốn trước khi phê duyệt.
Như vậy có thể thấy rằng để xây dựng được chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương thì các cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền phải phối hợp với nhau và thực hiện kế hoạch theo một trình tự, thủ tục nhất định mà pháp luật quy định của pháp luật.
Sau khi đã thực hiện việc xây dựng thì sẽ tiến hành phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở (bao gồm cả chương trình, kế hoạch đã điều chỉnh), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải đăng tải công khai chương trình, kế hoạch này trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và yêu cầu Sở Xây dựng đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng. Đồng thời gửi chương trình, kế hoạch này về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.
2.2. Mức kinh phí cho xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở tại địa phương
Theo quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở (bao gồm cả chương trình, kế hoạch điều chỉnh).
Tại
Kinh phí sẽ được tính bằng công thức sau đây:
CT = C1 + C2
Trong đó:
CT : là tổng chi phí lập, thẩm định, quản lý và công bố chương trình phát triển nhà ở.
C1: là tổng chi phí lập chương trình phát triển nhà ở, được xác định như sau:
C1= Cchuẩn x H1 x H2 x K
Trong đó:
Cchuẩn = 400 (triệu đồng): là chi phí lập chương trình phát triển nhà ở của địa bàn chuẩn
H1: là hệ số Điều kiện làm việc và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương lập chương trình, được thể hiện.
H2: là hệ số quy mô diện tích tự nhiên của địa bàn xây dựng chương trình
K: là hệ số Điều chỉnh mặt bằng giá tiêu dùng:
K = 0,5 x (1 + K1). Trong đó K1 là hệ số Điều chỉnh mặt bằng giá tiêu dùng và được xác định bằng chỉ số giá tiêu dùng do Nhà nước ban hành
C2: là tổng chi phí thẩm định, quản lý và công bố chương trình, được tính bằng 15,6%
C1. Các chi phí cụ thể được xác định bằng tỷ lệ phần trăm.
Như vậy có thể thấy rằng kinh phí lập kế hoạch phát triển nhà ở kỳ 05 năm và năm đầu kỳ chương trình không vượt quá 50% tổng mức kinh phí xây dựng chương trình phát triển nhà ở mới được xác định tại thời Điểm lập dự toán. Hay kinh phí lập kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm không vượt quá 20% tổng mức kinh phí xây dựng chương trình phát triển nhà ở mới được xác định tại thời Điểm lập dự toán.