Chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được quy định chi tiết tại Luật đất đai và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên:
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là đất rừng sản xuất là rừng trồng?
- 2 2. Rừng sản xuất là rừng trồng thuộc quyền sở hữu của ai?
- 3 3. Điều kiện để chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng:
- 4 4. Đất rừng sản xuất là rừng trồng có được cấp sổ đỏ?
- 5 5. Mẫu đơn đề nghị cấp Sổ đỏ cho đất rừng sản xuất là rừng trồng:
1. Thế nào là đất rừng sản xuất là rừng trồng?
Theo quy định
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Luật lâm nghiệm năm 2017 quy định đất rừng sản xuất là rừng trồng được hiểu là rừng được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng hoặc thực hiện cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng.
2. Rừng sản xuất là rừng trồng thuộc quyền sở hữu của ai?
Theo quy định tại Điều 7 Luật lâm nghiệp năm 2017, đối tượng có đại diện sở hữu rừng bao gồm:
– Quyền đại diện chủ sở hữu thuộc về Nhà nước đối với:
+ Rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ.
+ Rừng trồng do Nhà nước thu hồi.
+ Rừng trồng được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.
+ Rừng tự nhiên.
– Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thuộc về cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cộng đồng dân cư đối với:
+ Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.
+ Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư.
Như vậy, rừng sản xuất là rừng trồng thuộc quyền sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
3. Điều kiện để chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng:
Căn cứ Điều 33
Thứ nhất, vốn của chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Thứ hai, phải có một trong các giấy tờ sau đây:
– Bản hợp đồng hoặc các văn bản đã công chứng chứng thực theo quy định về việc mua bán hoặc thực hiện tặng cho hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng.
– Giấy tờ về giao rừng sản xuất là rừng trồng.
– Quyết định hoặc bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân hoặc các giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã giải quyết vấn đề quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
Thứ ba, trường hợp không có giấy tờ quy định tại mục thứ hai:
– Phải có xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định nếu như thực tế cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đã tiến hành trồng rừng sản xuất bằng vốn của mình.
Thứ tư, trường hợp tổ chức trong nước thực hiện dự án trồng rừng sản xuất bằng nguồn vốn không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước:
– Phải có được quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư để trồng rừng sản xuất theo quy định.
Thứ năm, trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài tiến hành các dự án trồng rừng sản xuất:
– Phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư để trồng rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Thứ sáu, trường hợp chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng không đồng thời là người sử dụng đất:
+ Phải có đầy đủ các giấy tờ theo quy định các mục từ thức nhất đế thứ năm ở trên.
+
4. Đất rừng sản xuất là rừng trồng có được cấp sổ đỏ?
Theo quy định của
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (mẫu số 04a/ĐK).
– Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18
– Một trong các loại giấy tờ để chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng (quy định tại mục 3).
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
– Cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà đất.
– Nếu không nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân thì tiến hành nộp hồ sơ tại nơi sau đây:
+ Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa nếu địa phương đã thành lập bộ phận một cửa.
+ Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất hoặc tại Chi nhánh văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với địa phương chưa thành lập Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu:
– Nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra.
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì trả lời bằng văn bản cho người có nhu cầu và hướng dẫn làm lại hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiến hành ra quyết định Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
5. Mẫu đơn đề nghị cấp Sổ đỏ cho đất rừng sản xuất là rừng trồng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐƠN ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
Kính gửi: ………… | Mẫu số 04a/ĐK | ||||
PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình. Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số: ….. Quyển ….. Ngày …../…../…..
| |||||
I. PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Xem kỹ hướng dẫn viết đơn trước khi kê khai; không tẩy xóa, sửa chữa trên đơn) | |||||
1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất 1.1. Tên (viết chữ in hoa): …………… 1.2. Địa chỉ thường trú(1): …………… | |||||
2. Đề nghị: | – Đăng ký QSDĐ £ – Cấp GCN đối với đất £ | Đăng ký quyền quản lý đất £ Cấp GCN đối với tài sản trên đất £ | (Đánh dấu √ vào ô trống lựa chọn) | ||
3. Thửa đất đăng ký (2) …………… 3.1. Thửa đất số: …………; 3.2. Tờ bản đồ số: …………; 3.3. Địa chỉ tại: …..…………; 3.4. Diện tích: ………… m²; sử dụng chung: ………… m²; sử dụng riêng: …………. m²; 3.5. Sử dụng vào mục đích: …………. , từ thời điểm: ……….; 3.6. Thời hạn đề nghị được sử dụng đất: …………; 3.7. Nguồn gốc sử dụng(3): ……………; 3.8. Có quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất số ……., của ……….., nội dung quyền sử dụng ………….; | |||||
4. Tài sản gắn liền với đất (Chỉ kê khai nếu có nhu cầu được chứng nhận quyền sở hữu tài sản) | |||||
4.1. Nhà ở, công trình xây dựng khác: a) Loại nhà ở, công trình(4): ………… b) Diện tích xây dựng: ………….. (m²); c) Diện tích sàn (đối với nhà) hoặc công suất (đối với công trình khác): …………; d) Sở hữu chung: ………..m², sở hữu riêng: ……….m²; đ) Kết cấu: ………….; e) Số tầng: …………; g) Thời hạn sở hữu đến: …………… (Trường hợp có nhiều nhà ở, công trình xây dựng khác thì chỉ kê khai các thông tin chung và tổng diện tích của các nhà ở, công trình xây dựng; đồng thời lập danh sách nhà ở, công trình kèm theo đơn) | |||||
4.2. Rừng sản xuất là rừng trồng: | 4.3. Cây lâu năm: | ||||
a) Loại cây chủ yếu: ………… b) Diện tích: ………… m²; c) Nguồn gốc tạo lập: – Tự trồng rừng: £ – Nhà nước giao không thu tiền: £ – Nhà nước giao có thu tiền: £ – Nhận chuyển quyền: £ – Nguồn vốn trồng, nhận quyền:….. £ d) Sở hữu chung: ….m², Sở hữu riêng: …………m2; đ) Thời hạn sở hữu đến: ………………… | a) Loại cây chủ yếu: ………; b) Diện tích: ………m²; c) Sở hữu chung: ………m², Sở hữu riêng: …………m²; d) Thời hạn sở hữu đến: ………… | ||||
5. Những giấy tờ nộp kèm theo: …………… | |||||
6. Có nhu cầu ghi nợ đối với loại nghĩa vụ tài chính: ………… Đề nghị khác: ………… | |||||
Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
| …………., ngày …. tháng … năm ……
| ||
II. XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN5 (Xác nhận đối với trường hợp hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở, trừ trường hợp mua nhà, đất của tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở để bán) | |||
1. Nội dung kê khai so với hiện trạng: …………… 2. Nguồn gốc sử dụng đất: ………… 3. Thời điểm sử dụng đất vào mục đích đăng ký:………… 4. Thời điểm tạo lập tài sản gắn liền với đất: …………… 5. Tình trạng tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất: ………… 6. Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng: ………… 7. Nội dung khác: ……………
(Trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì không xác nhận các nội dung tại các Điểm 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Mục này; đăng ký riêng về đất thì không xác nhận nội dung Điểm 4; đăng ký riêng tài sản thì không xác nhận nội dung Điểm 2 và Điểm 3 Mục này) | |||
III. Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI | |||
…………… (Phải nêu rõ có đủ hay không đủ điều kiện cấp GCN, lý do và căn cứ pháp lý áp dụng; trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền nhà ở thì phải xác định rõ diện tích đất ở được công nhận và căn cứ pháp lý) | |||
Ngày …… tháng …… năm …… | Ngày …… tháng …… năm ……
|
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: