Các chứng cứ, căn cứ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con? Quy định về vấn đề xác minh quan hệ cha mẹ, con?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam thực hiện hoạt động quản lý dân cư dựa trên các loại giấy tờ như: giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, căn cước công dân,… Đồng thời thì các loại giấy tờ này thì đều có mối liên hệ rất mật thiết với nha nên cũng chính vì thế mà các cơ quan có thẩm quyền dựa vào đó để làm căn cứ xác nhận chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với mỗi cá nhân khi được sinh ra ở bệnh viện hoặc các cơ sở y tế thì đều được ghi nhận lại bằng văn bản để nhằm mục đích ghi nhận lại quan hệ cha, mẹ với con khi cá nhân được sinh ra được dùng để làm tài liệu chứng minh mối quan hệ cha mẹ, con. Vậy theo như quy định của pháp luật hiện hành thì các chứng cứ, căn cứ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về các chứng cứ, căn cứ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con này trên thực tế.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
– Thông tư số 04/2020/TT- BTP ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch.
1. Các chứng cứ, căn cứ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và vợ tôi đã tổ chức đám cưới nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn, sau đó hai vợ chồng tôi có chuyển vào trong Đà Nẵng sinh sống, vợ tôi sinh con nhưng cháu chưa được đăng ký khai sinh, khi đi đăng ký khai sinh mấy hôm trước tại Đà Nẵng thì tôi không được ghi tên cha vào phần giấy khai sinh của con. Bên cán bộ hộ tịch có hướng dẫn bên tôi làm hồ sơ cha nhận con nhưng trong đó có một nội dung về chứng cứ chứng minh quan hệ cha – con, vậy quy định hiện nay thì chứng cứ chứng minh phải là giấy tờ nào? Mong Luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Theo nội dung bên bạn trình bày, hai vợ chồng bạn đã tổ chức đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn. Theo quy định của
Từ tên gọi “các chứng cứ, căn cứ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con” thì có thể hiểu đây là văn bản chứa đựng những thông tin có giá trị thể hiện một cá nhân có mối quan hệ cha – con hoặc mối quan hệ mẹ – con với một cá nhân khác, tức có quan hệ về mặt huyết thống.
Trên cơ sở quy định tại Điều 14 Thông tư số 04/2020/TT- BTP ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch. quy định về chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được quy định như sau:
“Điều 14. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.”
Theo quy định trên, thì loại hình văn bản thứ nhất đóng vai trò chứng minh quan hệ cha – con, mẹ – con đó chính là văn bản do các cơ quan y tế, cơ quan giám định,… có xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
Trên thực tế hiện nay, các cơ quan y tế, cơ quan giám định xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con đều dựa trên kết luận giám định ADN. Kết luận giám định ADN là văn bản ghi lại kết quả giám định khi tiến hành so sánh mã gen trong hai mẫu bệnh phẩm được giám định. Tất cả những giấy tờ, căn cứ nêu trên cơ quan đăng ký hộ tịch phải có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật cho các bên khi thực hiện thủ tục này. Nếu trong quá trình giải quyết cơ quan đăng ký hộ tịch nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật có thể từ chối giải quyết hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch.
Còn loại tài liệu chứng minh quan hệ cha con, mẹ con thứ hai đó chính là văn bản cam đoan của các bên cha, mẹ, con về mối quan hệ cha, mẹ, con. Đây là loại văn bản được sử dụng khi không có chứng minh quan hệ cha con, mẹ con của các cơ quan y tế, cơ quan giám định xác nhận quan hệ cha con, mẹ con như trên. Văn bản này được các bên cam đoan đúng sự thật đồng thời có ít nhất từ hai người làm chứng trở lên về nội dung các bên cam đoan.
2. Quy định về vấn đề xác minh quan hệ cha mẹ, con
Người có quyền yêu cầu xác định cha mẹ, con được xác định trong 2 trường hợp đó là: trường hợp không có tranh chấp thì Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình. Bên cạnh đó thì đối với những trường hợp có tranh chấp thì việc xác định cha mẹ, con sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình. Bên cạnh đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với trường hợp mà việc xác nhận có tranh chấp thì việc những người có quyền yêu cầu xác định cha mẹ, con được xác định là các cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây: Cha, mẹ, con, người giám hộ; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ; có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Bên cạnh việc quy định về người có quyền yêu cầu xác định cha mẹ, con được xác định như tác giả đã nêu ra ở trên thì pháp luật hiện hành cũng có đưa ra quy định về vấn đề xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc việc xác định cha, mẹ, con trong hai trường hợp đó là tranh chấp và không có tranh chấp. Do đó, đối với trường hợp không có tranh chấp thì việc việc xác định cha, mẹ, con sẽ do cơ quan đang ký hộ tịch thực hiện. Bên cạnh đó thì thì việc giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trong trường hợp người có yêu cầu chết thì sẽ do Tòa án có thẩm quyền trực tiếp đảm nhận.
Bởi vì hoạt động xác nhận cha mẹ cho con được phân chia ra thành hai trường hợp đó là có tranh chấp và không có tranh chấp theo như quy định của pháp luậ hiện hành nên về thủ tục thực hiện việc xác định quan hướng dẫn viênhệ cha, mẹ, con cũng sẽ được thực hiện với hai trường hợp khác nhau thì thủ tục cũng khác nhau, cụ thể thủ tục xác định quan hệ cha, mẹ, con được thực hiện trong từng trường hợp cụ thể như sau:
Thủ tục xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp không có tranh chấp được thực hiện dựa trên cơ sở quy định tại Điều 25 Luật hộ tịch 2014,
Bước 1: Nộp hồ sơ chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Theo đó, các chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con được xác định dựa trên căn cứ như tác giả đã nêu và phân tích ở mục 1 của bài viết này.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thông báo kết quả
Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp- hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu được thực hiện trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá năm ngày làm việc.
Thủ tục xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp được thực hiện dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Trong trường hợp có tranh chấp về việc xác định quan hệ cha, mẹ, con thì cần chuẩn bị các giấy tờ để nộp cho Tòa án như sau:
– Đơn khởi kiện về việc xác định quan hệ cha, mẹ, con
– Giấy khai sinh (Bản sao chứng thực)
– Giấy tờ chứng thực cá nhân (CMND/CCCD/ Hộ chiếu) và sổ hộ khẩu của các bên
– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha, mẹ, con
Bước 2: Thụ lý và xét xử vụ án
Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết. Thời gian chuẩn bị xét xử theo quy định của pháp luật là bốn đến sáu tháng kể từ thời điểm thụ lý vụ án, có thể kéo dài lâu hơn phụ thuộc vào tính chất phức tạp của vụ việc.