Quy định của pháp luật về việc nhập khẩu, tách khẩu. Chưa lập gia đình có được tách hộ (riêng một sổ) hay không?
Nhập, tách hộ khẩu là một trong những thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề cư trú của công dân diễn ra hết sức phổ biến hiện nay. Một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và thắc mắc, đó là: Chưa lập gia đình có được tách hộ (riêng một sổ) hay không? Bài viết dưới đây sẽ cùng tìm hiểu và làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về việc tách khẩu, nhập khẩu:
1.1. Quy định của pháp luật về tách khẩu:
– Sổ hộ khẩu được cấp khi công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú. Về nguyên tắc, sổ hộ khẩu giữ vai trò là cơ sở để cơ quan nhà nước có thể quản lý việc di chuyển và sinh sống của người dân trên toàn quốc. Nó giúp Nhà nước giám sát và quản lý hoạt động dân cư trên phạm vi toàn quốc. Ở từng địa phương, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành quản lý thông qua các quy định chung của pháp luật. Sổ hộ khẩu còn bao gồm các thông tin về nơi thường trú, các thành viên trong hộ gia đình, mối quan hệ với chủ hộ.
– Tách khẩu là một trong số những thủ tục hành chính về quản lý cư trú. Trong thực tế, rất nhiều cá nhân có nhu cầu tách khẩu.
Ví dụ: Nguyễn văn B 23 tuổi, thường trú tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Anh B chung sổ hộ khẩu với bố mẹ. Tuy nhiên, đến năm 23 tuổi, anh B có mong muốn tách sổ riêng, bởi anh nghĩ bản thân đã trưởng thành, có tài sản riêng, tách sổ để đứng riêng sẽ thuận tiện hơn trong cuộc sống sau này, không còn phải phụ thuộc vào bố mẹ.
Chung một sổ hộ khẩu, các thành viên trong sổ sẽ có mối liên hệ nhất định với nhau, liên kết với nhau. Nên trong nhiều trường hợp, các cá nhân có mong muốn tách sổ.
– Theo quy định của luật cư trú 2020, cá nhân tách khẩu phải đảm bảo những điều kiện cụ thể sau đây: là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu. Đồng thời, cá nhân có yêu cầu tách khẩu phải là người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định của Luật cư trú mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
– Để có thể thực hiện tách khẩu, cá nhân có nhu cầu phải chuẩn bị một bộ hồ sơ với các loại giấy tờ nhất định sau đây:
+ Sổ hộ khẩu;
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
+ Văn bản đồng ý của chủ hộ cho tách sổ hộ khẩu nếu thuộc trường hợp nhập khẩu vào sổ hộ khẩu của người khác.
Đây là những giấy tờ bắt buộc mà các cá nhân cần phải chuẩn bị. Chỉ khi đảm bảo bộ hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, người có nhu cầu mới được cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận bộ hồ sơ, thụ lý và giải quyết theo quy định của pháp luật.
– Sau khi chuẩn bị đầu đủ hồ sơ, cá nhân có yêu cầu nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì cá nhân sẽ nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.
+ Đối với tỉnh thì cá nhân tiến hành nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
– Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu. Nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả là trách nhiệm của cơ quan chức năng có thẩm quyền nêu trên. Do đó, khi người dân có yêu cầu tách sổ nộp hồ sơ nên, cơ quan chức năng sẽ tiến hành tiếp nhận và giải quyết giúp người dân theo tiến trình, quy định của Nhà nước và pháp luật. Trong trường hợp cơ quan chức năng có thẩm quyền không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1.2. Quy định của pháp luật về nhập khẩu:
– Nhập hộ khẩu là việc công dân đi đăng ký thông tin với cơ quan có thẩm quyền về nơi ở ổn định, lâu dài của mình, được ghi vào sổ hộ khẩu theo quy định của Luật cư trú 2020. Đây là quyền con người, là thủ tục hành chính mà rất nhiều cá nhân tiến hành thực hiện trong cuộc sống thực tiễn. Nhập hộ khẩu giúp cá nhân được Nhà nước xác nhận về việc cư trú, thường trú. Từ đó, tạo điều kiện được hưởng những quyền lợi liên quan đến việc nhập khẩu này. Cùng với đó, việc nhập khẩu giúp Nhà nước quản lý trật tự dân cư, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; giúp Nhà nước giám sát quản lý dân cư, đưa ra những chính sách đảm bảo quyền lợi cho các cá nhân theo quy định của pháp luật.
– Về nguyên tắc, bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền đăng ký nhập khẩu khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Giả sử, một cá nhân A muốn nhập khẩu vào hộ của cá nhân B, thì phải có sự đồng ý của cá nhân B.
– Khí có nhu cầu, cá nhân sẽ chuẩn bị giấy tờ, làm một bộ hồ sơ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật cư trú 2020, hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm những giấy tờ sau
+ Thứ nhất, cá nhân cần chuẩn bị phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+ Thứ hai, cá nhân cần có Giấy chuyển hộ khẩu;
+ Thứ ba, cần có Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
Trong trường hợp cá nhân kết hôn, chuyển hộ khẩu thường trú theo chồng hoặc vợ thì phải có thêm giấy kết hôn hoặc giấy tờ khác chứng minh cho mối quan hệ vợ chồng; Sổ hộ khẩu gia đình vợ hoặc chồng.
– Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ nêu trên, cá nhân có nhu cầu sẽ nộp hồ sơ lên phái
– Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải hoàn thành việc nhập khẩu cho công dân. Trong trường hợp cơ quan chức năng có thẩm quyền không cấp sổ hộ khẩu (hoặc không cho người dân nhập khẩu) thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Chưa lập gia đình có được tách hộ (riêng một sổ) hay không?
Tình huống: Chị Phạm Thị B 27 tuổi, đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Kỳ Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Chị nằm chung sổ hộ khẩu với bộ mẹ. Chủ hộ là bố chị B, tức ông Nguyễn Văn H. Đầu năm 2021, do mua được nhà trên Hà Nội, chị B nói chuyện với bố mẹ, chị muốn tách khẩu riêng để nhập khẩu trên Hà Nội. Bố mẹ chị đồng ý. Tuy nhiên, bố mẹ chị B lo lắng rằng chị B chưa có gia đình, liệu có được khẩu để đứng riêng một mình một khẩu hay không?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 27 Luật Cư trú, cá nhân đủ điều kiện theo các quy định dưới đây của luật thì sẽ được phép tách khẩu. Cụ thể sau đây:
– Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu.
– Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định của Luật Cư trú mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
Như vậy, cá nhân chỉ cần có đủ năng lực hành vi dân sự và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu thì sẽ được tách khẩu. Luật không hề có quy định rằng cá nhân chưa lập gia đình không được đứng riêng một sổ. Do đó, người chưa lập gia đình mà có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì sẽ được tách hộ (đứng riêng một sổ).
Quay trở lại tình huống trên, chị Nguyễn Thị B, 27 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có nhu cầu tách khẩu, nên chị chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan: Sổ hộ khẩu; Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; văn bản đồng ý của chủ hộ cho tách sổ hộ khẩu (Ở đây chính là văn bản đồng ý của ông Nguyễn Văn H), nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền là có thể được tách khẩu. Cùng với đó, về vấn đề đăng ký hộ khẩu thường trú, chị B đã có nhà riêng trên Hà Nội, vậy nên việc nhập khẩu, đăng ký hộ khẩu thường trú của chị trên đó khá đơn giản và dễ dàng. Chị chỉ cần chứng minh chỗ ở hợp pháp của mình trên Hà Nội là có thể đăng ký hộ khẩu thường trú trên đây.
Có thể thấy, pháp luật quy định khá rõ ràng và cụ thể về việc đăng ký nhập khẩu và tách khẩu. Những thủ tục này khá đơn giản, góp phần tạo điều kiện cho người dân được thực hiện mong muốn, nhu cầu của mình khi đảm bảo đầy đủ theo các quy định của pháp luật.