Chưa đóng bảo hiểm đủ 12 tháng có được hưởng một lần không? Điều kiện để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần? Điều kiện hưởng BHXH một lần? Đi nước ngoài có được hưởng không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Chưa đóng bảo hiểm đủ 12 tháng có được hưởng một lần không?
- 2 2. Tự ý xin nghỉ việc có được hưởng bảo hiểm một lần không?
- 3 3. Đóng bảo hiểm 10 năm nên hưởng một lần hay lương hưu?
- 4 4. Không đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc có được trợ cấp một lần
- 5 5. Trợ cấp phục viên một lần với sĩ quan không đủ điều kiện hưởng lương hưu
- 6 6. Ra nước ngoài xuất khẩu lao động có được hưởng bảo hiểm bảo xã hội một lần
- 7 7. Điều kiện hưởng lương hưu, hưởng chế độ bảo hiểm một lần
1. Chưa đóng bảo hiểm đủ 12 tháng có được hưởng một lần không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em mới đóng bảo hiểm được 5 tháng, đến nay em muốn hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì có được hưởng hay không?
Luật sư tư vấn:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, kể cả trưởng hợp người lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần. Nội dung này được quy định như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Luật sư
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Nếu trong trường hợp bạn mới đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm, cụ thể mới chỉ được 5 tháng thì bạn vẫn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp này bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2. Tự ý xin nghỉ việc có được hưởng bảo hiểm một lần không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm việc được 10 năm 11 tháng tại công ty TNHH Hùng Tuấn, trong thời gian đó công ty có cho tôi tham gia bảo hiểm xã hội tại Công ty bảo hiểm Bảo Việt. Hiện nay tôi vừa đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại công ty (có báo trước 45 ngày theo đúng quy định), như vậy tôi có được nhận số tiền bảo hiểm đã đóng trong suốt thời gian làm việc ở công ty hay không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi!
Luật sư tư vấn:
Khoản 1, Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Bạn đã thôi việc tại công ty TNHH Hùng Tuấn nhưng chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu nên bạn thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp bảo hiểm một lần, quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Do đó bạn hoàn toàn có quyền lấy số tiền bảo hiểm xã hội.
Về mức hưởng bảo hiểm một lần, được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
+ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
+ 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
– Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
3. Đóng bảo hiểm 10 năm nên hưởng một lần hay lương hưu?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tham gia bhxh từ năm 2004 đến năm 2014 tôi nghỉ làm nên ngừng đóng bhxh. Nay tôi không biết nên xin rút một lần hay tiếp tục đóng bhxh tự nguyện, nếu đóng bhxh tự nguyện thì không biết tôi phải đóng bao nhiêu năm nữa và sau này được hưởng chế độ thế nào? Xin anh, chị tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
* Hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
* Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
– Ra nước ngoài để định cư;
– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
– Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Ngoài ra, Nghị quyết 93/2015/NQ-QH13 hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định: Nếu sau 01 năm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động không có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
* Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính như sau:
“- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
– 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
– Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, bạn có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội 10 năm, thì mức hưởng được tính như sau:
– 9 năm đầu, mỗi năm bạn được hưởng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– 1 năm còn lại là năm 2014, bạn được hưởng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
* Hưởng lương hưu:
* Căn cứ Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động như sau:
“- Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
+ Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
+ Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
+ Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.”
* Mức hưởng lương hưu hàng tháng:
– Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
+ Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
Nếu bạn muốn đóng tiếp bảo hiểm xã hội một tự nguyện để hưởng lương hưu hàng tháng thì bạn sẽ đóng thêm 10 năm bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bạn chưa nói rõ hiện nay bạn bao nhiêu tuổi nên chưa thể tư vấn cụ thể về các chế độ đối với lương hưu của bạn. Bạn có thể dựa vào quy định như trên và tuổi hiện nay của bạn để tính mức hưởng lương hưu hàng tháng khi bạn đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Bạn có thể lựa chọn việc đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí sau này hoặc tại thời điểm bây giờ bạn xin hưởng bảo hiểm một lần. Bạn nên cân nhắc rõ đối với từng chế độ để đảm bảo quyền lợi.
4. Không đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc có được trợ cấp một lần
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có quyết định làm chỉ huy phó tháng 4 năm 2008. Ngày 31/6/2016 tôi đươc chuyển qua văn phòng ủy ban. Trong thời gian làm xã đội phó tôi không được tham gia đóng bảo hiểm. Vậy xin luật sư cho tôi hỏi tôi có được hưởng trợ cấp 1 lần không ?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về bảo hiểm xã hội một lần như sau:
Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần:
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo như bạn trình bày, bạn làm chỉ huy phó từ tháng 4 năm 2008 và bạn không được tham gia bảo hiểm xã hội đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì bạn sẽ không đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” quy định về việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” có quy định như sau:
Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Do vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn đảm bảo đủ các điều kiện tại Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc.
5. Trợ cấp phục viên một lần với sĩ quan không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin hỏi, tôi sinh năm 1978 nhập ngũ 03/1997, cấp bậc trung uý chuyên nghiệp, hệ số 4,2 nhóm 1, loại sơ cấp. Do nhu cầu đơn vị chuyển cổ phần hoá nên tôi muốn hưởng chế độ trợ cấp một lần thì được tính thế nào? Xin được tư vấn giúp ạ!
Luật sư tư vấn:
Quy định về quân nhân thôi phục vụ tại ngũ được quy định tại Điều 35 Luật Sĩ quan quân đôi nhân dân Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2008:
Điều 35. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ
1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:
a. Đủ điều kiện nghỉ hưu;
b. Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 13 của Luật này;
c. Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;
d. Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.
2. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ theo một trong các hình thức sau đây:
a. Nghỉ hưu;
b. Chuyển ngành;
c. Phục viên;
d. Nghỉ theo chế độ bệnh binh.
3. Khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và chưa hết hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị quy định tại Điều 38 của Luật này thì chuyển sang ngạch sĩ quan dự bị
Trường hợp của bạn thuộc điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2, cụ thể là sĩ quan phục viên. Mặt khác, các chế độ và quyền lợi của sĩ quan phục viên được quy định tại Điều 5 Nghị định 21/2009/NĐ-CP:
Điều 5. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan phục viên
1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ không đủ điều kiện để nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành được thì phục viên về địa phương và được hưởng các quyền lợi như sau:
a) Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ; được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế – xã hội khác;
b) Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương;
c) Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì được thực hiện chế độ chuyển ngành. Khi thực hiện chế độ chuyển ngành thì phải hoàn trả khoản trợ cấp phục viên một lần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận. Cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân ra quyết định chuyển ngành có trách nhiệm thu lại số tiền trợ cấp phục viên và trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.
3. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nếu muốn tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả quỹ bảo hiểm xã hội khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.
Từ lúc bạn nhập ngũ từ tháng 03/1997 đến hiện tại là mười chín năm. Vì bạn muốn được hưởng chế độ trợ cấp phục viên một lần, nên theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều trên, khoản trợ cấp của bạn bằng mười chín tháng lương tương đương với mười chín năm công tác. Vậy khoản trợ cấp của bạn sẽ là 19×1.210.000×4,2=96.558.000 đồng.
6. Ra nước ngoài xuất khẩu lao động có được hưởng bảo hiểm bảo xã hội một lần
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi trường hợp em đi xuất khẩu lao động nước ngoài thì có được lãnh bảo hiểm xã hội một lần khi chưa hết thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp không? Em hưởng thất nghiệp được 6 tháng nhưng mới lãnh được có 2 tháng và hiện tại em chuẩn bị hồ sơ khoảng 2 tháng nữa em đi nước ngoài vậy em phải làm thủ tục gì để xin lãnh bảo hiểm một lần trước thời gian em xuất cảnh?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.”
Bên cạnh đó tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc về bảo hiểm xã hội một lần như sau:
” 1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”
Tại điểm g Khoản 3 Điều 53 Luật việc làm 2013 quy định về tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
” 3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;”
” 1. Sổ BHXH.
2. Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính).
3.1. Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;
3.2. Bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng của một trong các giấy tờ sau đây:
3.2.1. Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
3.2.2. Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
3.2.3. Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án thể hiện người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.”
7. Điều kiện hưởng lương hưu, hưởng chế độ bảo hiểm một lần
Tóm tắt câu hỏi:
Chào anh/chị. Mong anh chị tư vấn giúp Tôi đóng BHXH từ năm 2006 đến nay được 10 năm, công ty liên doanh Nay muốn nghỉ việc vào ngày 30/4/2017 để kinh doanh tự do. Hiện giờ mức lương tính đóng BHXH của tôi tại công ty là hơn 10 triệu/tháng. Tôi 34 tuổi chưa đủ tuổi về hưu Nhờ anh chị tư vấn giúp là nếu tôi nghỉ việc đúng kế hoạch thì tôi có được hưởng lương hưu hàng tháng không hoặc có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không, số tiền lĩnh bảo hiểm xã hội một lần tính như thế nào và thủ tục thế nào ạ? Nếu vẫn tiếp tục tự đóng BHXH sau khi nghỉ thì đóng ở đâu. Tôi xin chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng.
Căn cứ Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng lương hưu như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.”
3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.”
Theo đó, đối với trường hợp của bạn chưa đóng đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và chưa đủ tuổi hưởng lương hưu (55 tuổi đối với nữ) do đó bạn chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định trên.
Thứ hai, điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Căn cứ Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“1.Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Như vậy, nếu bạn là đối tượng được nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo khoản 3 Điều 54 mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì bạn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.”
Theo Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần bao gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội.
– Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động;
– Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây: Hộ chiếu do nước ngoài cấp; thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài; giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú; cư trú có thời hạn 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
– Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Thứ ba, vẫn muốn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc ở công ty.
Căn cứ Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
“…
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyệnlà loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.”
Chiếu với quy định của pháp luật thì nếu bạn không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bạn có thể lựa chọn phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người lao động sẽ được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất khi đủ điều kiện được hưởng.
Theo Điều 99 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“b) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội”
Trường hợp nếu bạn vẫn muốn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì bạn có thể đăng ký tham gia bảo hiểm tự nguyện tại Phòng bảo hiểm xã hội tại nơi bạn cư trú để được hướng dẫn tham gia.