Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Tư vấn tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật

Chủ tịch nước là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước như thế nào?

Chủ tịch nước (President) là gì?
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Chủ tịch nước là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước như thế nào?
  • 30/01/202130/01/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    30/01/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Chủ tịch nước (President) là gì? Chủ tịch nước tiếng Anh là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước như thế nào? Mối liên hệ giữa Chủ tịch nước và các cơ quan khác.

    Chủ tịch nước (President) là gì?

    • 1 1. Chủ tịch nước là gì?
    • 2 2. Chủ tịch nước tiếng Anh là gì?
    • 3 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước
    • 4 4. Mối liên hệ giữa Chủ tịch nước và các cơ quan khác

    Chủ tịch nước là cá nhân giữ vai trò quan trọng, đảm bảo đối nội và đối ngoại về các vấn đề kinh tế-chính trị –  xã hội. Vậy Chủ tịch nước là ai? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước được quy định như thế nào?

    1. Chủ tịch nước là gì?

    Theo điều 86, chương 6 của Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

    Điều 87 nêu, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

    Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt: Chủ tịch nước) là nguyên thủ quốc gia của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, thay mặt nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam. Chủ tịch nước là một trong số các đại biểu Quốc hội Việt Nam do toàn thể Quốc hội bầu ra.

    Người giữ chức vụ Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Tôn Đức Thắng, được bầu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI năm 1976. Không có quy định pháp luật Chủ tịch nước phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tuy nhiên trên thực tế ở Việt Nam, Chủ tịch nước thường là một ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thứ 9 là ông Nguyễn Phú Trọng, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 thành phố Hà Nội, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.

    2. Chủ tịch nước tiếng Anh là gì?

    Chủ tịch nước tiếng Anh là President.

    Chủ tịch nước là người đứng đầu của nhà nước, là người thay mặt nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định những vấn đề trong và ngoài nước. Đồng thời chủ tịch nước là người được Quốc hội bầu chọn, ngoài ra chủ tịch nước còn có trách nhiệm phải báo cáo các công tác lên trước Quốc hội.

    Bên cạnh đó, nhiệm kỳ của một người chủ tịch nước được tính theo nhiệm kỳ của Quốc hội, khi hết nhiệm kỳ của Quốc hội thì chủ tịch nước vẫn làm việc cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra được chủ tịch nước mới.

    3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước

    Theo Điều 88, quyền chủ tịch nước bao gồm những quyền cụ thể như sau:

    Xem thêm: Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước ở trung ương

    • Công bố Hiến pháp về luật và pháp lệnh. Đồng thời nêu kiến nghị lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày(kể từ ngày pháp lệnh được thông qua). Trong trường hợp nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
    • Có nhiệm vụ đề nghị lên Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ theo căn cứ của nghị quyết của Quốc hội về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. 
    • Chủ tịch nước có nhiệm vụ đề nghị với Quốc hội bầu cử , miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao dựa vào căn cứ nghị quyết của Quốc hội về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Bên cạnh đó cũng có quyền đưa ra những quyết định đặc xá cho các tù nhân dựa theo căn cứ của nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá.
    • Có nhiệm vụ thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, đồng thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh. Có quyền đưa ra những quyết định phong quân hàm, thăng quân hàm, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân
    • Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đưa ra quyết định, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong các trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp hay thực hiện việc công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp từ địa phương đến trung ương cả nước.
    • Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài dựa theo căn cứ của  nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm.
    • Có nhiệm vụ đưa ra những  quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước
    • Có nhiệm vụ trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70. 

    Quyền chủ tịch nước

    Theo điều 88 và điều 90 chủ tịch nước có những quyền cơ bản cụ thể như sau:

    • Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và những phiên họp của các cấp Chính phủ.
    • Đồng thời chủ tịch nước có quyền đưa ra yêu cầu Chính phủ họp bàn về các vấn đề mà chủ tịch nước xem xét và cân nhắc thấy cần thiết để có thể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách tốt nhất.
    • Có quyền đưa ra những quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước và các danh hiệu vinh dự nhà nước. Bên cạnh đó chủ tịch nước cũng có quyền quyết định cho công dân nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam của công dân 
    • Có quyền đưa ra những quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.
    • Đồng thời có nhiệm vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam dựa theo căn cứ của nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh.  

    4. Mối liên hệ giữa Chủ tịch nước và các cơ quan khác

    *) Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội và UBTVQH:

    – Quốc hội xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước; quy định tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

    – UBTVQH đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước.

    – Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước.

    – Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu raChủ tịch nước. Sau khi được bầu, Chủ tịch nước phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp.

    – Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội họp kín; có quyền yêu cầu Quốc hội họp bất thường. Chủ tịch nước có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước UBTVQH.

    Xem thêm: Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và các cơ quan nhà nước ở trung ương

    – Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn công bố Hiến pháp; công bố luật, pháp lệnh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước đề nghị xem xét lại pháp lệnh. Chủ tịch nước có quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được UBTVQH biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.

    – Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của UBTVQH.

    *) Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Chính phủ:

    – Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

    – Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Chính phủ. Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

    – Chính phủ báo cáo công tác trước Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Chủ tịch nước.

    – Chính phủ tổ chức thi hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
    tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước.

    *) Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với TAND tối cao, VKSND tối cao:

    – Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TAND tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án TAND tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên VKSND tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá. 

    – Chánh án TAND tối cao trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chủ tịch nước.

    – Viện trưởng VKSND tối cao trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chủ tịch nước.

    – Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao trình Chủ tịch nước ý kiến của Chánh án và Viện trưởng về những trường hợp người bị kết án tử hình xin ân giảm.

    Thông qua các mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các thiết chế quyền lực nhà nước, Chủ tịch nước không chỉ thực thi nhiệm vụ và quyền hạn Hiến định của mình mà còn tác động đến việc thực thi nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quyền lực khác của Nhà nước. Bên cạnh đó, với vị trí đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước thực hiện chức năng thay mặt Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại, đại diện cho quốc gia, dân tộc trong các quan hệ với các chủ thể bên trong và bên ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia.

    Khi đó, Chủ tịch nước trở thành một trong những biểu tượng của quốc gia, dân tộc; biểu tượng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cho sự thống nhất quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quan hệ đối nội, đối ngoại của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam với nhân dân trong nước, với các quốc gia, dân tộc và nhân dân trên toàn thế giới.

    Kết luận: Cùng với các thiết chế quyền lực khác của Nhà nước, thiết chế Chủ tịch nước trong Hiến pháp sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo vệ Hiến pháp, triển khai thi hành Hiến pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
    Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc điều hành

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

    Tổng số bài viết: 3.810 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Chủ tịch nước

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và các cơ quan nhà nước ở trung ương

    Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và các cơ quan nhà nước ở trung ương. Bài tập học kỳ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 9 điểm.

    Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước ở trung ương

    Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước ở trung ương. Bài tập học kỳ Luật Hiến pháp 8 điểm.

    Quyết định 948/2012/QĐ-CTN ngày 02 tháng 07 năm 2012

    Quyết định 948/2012/QĐ-CTN quy định về việc tặng quà nhân dịp ngày thương binh, liệt sĩ.

    Quyết định 2230/2016/QĐ-CTN ngày 17 tháng 10 năm 2016

    Quyết định 2230/2016/QĐ-CTN về đặc xá năm 2016 do Chủ tịch nước ban hành.

    Bài viết mới nhất

    Mẫu hợp đồng dịch vụ chụp hình, quay phim chụp ảnh mới nhất năm 2021

    Hợp đồng quay phim, chụp ảnh là gì? Hợp đông dịch vụ quay phim, chụp ảnh để làm gì? Mẫu hợp đồng dịch vụ quay phim, chụp ảnh mới nhất năm 2021? Lưu ý khi giao kết hợp đồng quay phim chụp ảnh? Đăng ảnh của người sử dụng dịch vụ chụp ảnh quay phim có bị phạt không?

    Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo vệ, dịch vụ an ninh mới nhất

    Hợp đồng dịch vụ bảo vệ, dịch vụ an ninh là gì? Hợp đồng dịch vụ bảo vệ, dịch vụ an ninh để làm gì ? Mẫu Hợp đồng dịch vụ bảo vệ, dịch vụ an ninh mới nhất năm 2021? Những lưu ý khi ký hợp đồng dịch vụ bảo vệ, dịch vụ an ninh?

    Địa chỉ liên lạc là gì? Địa chỉ thường trú là gì? Khác nhau ở điểm nào?

    Địa chỉ liên lạc là gi? Địa chi thường trú là gì? Các phương thức liên lạc mới hiện nay? Sự khác nhau cơ bản giữa địa chỉ liên lạc với địa chỉ thường trú? Cách xác định địa chỉ thường trú?Các bước đăng ký thường trú? Tầm quan trọng của địa chỉ liên lạc

    Công tố viên là gì? Địa vị pháp lý đặc biệt của Công tố viên trên thế giới?

    Công tố viên là gì? Vị thế và những điều kiện phục vụ của Công tố viên? Vai trò của Công tố viên trong tố tụng hình sự? Tìm hiểu một chút về vai trò của Công tố viên theo Pháp luật Hàn Quốc?

    Bị khai trừ khỏi Đảng, Đảng viên có được xin kết nạp lại không?

    Bị khai trừ khỏi Đảng, Đảng viên có được xin kết nạp lại không? Quy định về hình thức xử lý kỷ luật khai trừ đối với Đảng viên. Quy định về xét kết nạp lại của Đảng viên. Các trường hợp không xem xét kết nạp lại.

    Xử lý Đảng viên vi phạm hôn nhân gia đình, có hành vi ngoại tình

    Xử lý Đảng viên vi phạm hôn nhân gia đình, có hành vi ngoại tình. Quy định về xử lý kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm hôn nhân và gia đình. Các hình thức xử lý liên quan đối với Đảng viên có hành vi vi phạm hôn nhân và gia đình.

    Chi tiết mức đóng Đảng phí? Trường hợp nào được miễn Đảng phí?

    Chi tiết mức đóng Đảng phí? Trường hợp nào được miễn Đảng phí? Quy định về Đảng phí và cơ sở đóng Đảng phí của Đảng viên. Quy định về mức đóng Đảng phí của Đảng viên. Quy định về việc quản lý và sử dụng Đảng phí.

    Cách kiểm tra số CMND, CCCD, thông tin cá nhân người khác online

    Cách kiểm tra số CMND, CCCD, thông tin cá nhân người khác online. Quy định về đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân. Quy định của pháp luật về quyền và của công dân đối với Căn cước công dân. Quy định về thông tin căn cước công dân và giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân.

    Sang tên đổi chủ xe máy cùng tỉnh, khác tỉnh có đổi biển số không?

    Sang tên đổi chủ xe máy cùng tỉnh, khác tỉnh có đổi biển số không? Quy định của pháp luật về trách nhiệm của chủ xe. Quy định của pháp luật về cấp biển số khi sang tên xe khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trường hợp sang tên xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người.

    Không đổi giấy phép lái xe có bị phạt không? Đổi GPLX sang thẻ PET?

    Không đổi giấy phép lái xe có bị phạt không? Đổi GPLX sang thẻ PET? Quy định về trình tự, thủ tục đổi giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. Quy định về lộ trình thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET.

    Các cách nộp phạt giao thông? Nộp phạt giao thông qua bưu điện thế nào?

    Các cách nộp phạt giao thông? Nộp phạt giao thông qua bưu điện thế nào? Hình thức nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện. Quy định về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Quy định về các hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

    Thay đổi nguyên quán, quê quán trên CMND, thẻ căn cước công dân

    Thay đổi nguyên quán, quê quán trên CMND, thẻ căn cước công dân. Quy định của pháp luật về quê quán, nguyên quán trên chứng minh nhân dân, căn cước công dân. Phân biệt về nguyên quán, quê quán theo quy định của pháp luật hiện hành. Quy định về thủ tục thay đổi quê quán trên căn cước công dân.

    Cảnh sát giao thông có được kiểm tra cốp xe, ví, điện thoại… không?

    Cảnh sát giao thông có được kiểm tra cốp xe, ví, điện thoại...không? Yêu cầu và nhiệm vụ đối với Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát về giao thông đường bộ. Quy định về hình thức  tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông.

    Trình tự thủ tục, hồ sơ chứng thực văn bản từ chối nhận di sản

    Trình tự thủ tục, hồ sơ chứng thực văn bản từ chối nhận di sản. Quy định về hình thức nhận di sản thừa kế. Quy định về trường hợp từ chối nhận di sản và thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế.

    Hợp đồng mua bán tài sản là gì? Quy định về hợp đồng mua bán tài sản?

    Hợp đồng mua bán tài sản là gì? Hợp đồng mua bán tài sản tiếng Anh là gì? Quy định về hợp đồng mua bán tài sản?

    Đối tượng học thi bằng lái xe? Quy trình thi bằng lái xe mới nhất?

    Đối tượng học thi bằng lái xe? Quy trình thi bằng lái xe mới nhất? Quy định về điều kiện của người học lái xe. Quy định của pháp luật về giấy phép lái xe. Quy trình thi cấp giấy phép lái xe theo quy định.

    Tẩy nốt ruồi, xóa sẹo, đặc điểm nhận dạng có phải làm lại CMND, CCCD?

    Tẩy nốt ruồi, xóa sẹo, đặc điểm nhận dạng có phải làm lại CMND, CCCD? Quy định về đối tượng được cấp thẻ căn cước công dân. Quy định về cấp đổi thẻ Căn cước công dân.

    Thẩm quyền thu hồi đất? Thủ tục giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất?

    Thẩm quyền thu hồi đất? Thủ tục giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất? Trình tự, thủ tục thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Quy định về điều kiện để được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

    Các trường hợp bị trả lại đơn, hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai?

    Các trường hợp bị trả lại đơn, hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai? Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án nhân dân. Toà án được phép trả đơn khởi kiện của người khởi kiện khi nào?

    Phải làm sao khi mất Giấy khai sinh bản gốc? Thủ tục khai sinh lại?

    Phải làm sao khi mất Giấy khai sinh bản gốc? Thủ tục khai sinh lại? Quy định về cấp trích lục khai sinh trong trường hợp giấy khai sinh bị mất. Thủ tục đăng ký lại khai sinh theo quy định của pháp luật.

    Xem thêm

    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Chủ tịch nước là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước như thế nào?
    30/01/2021
    Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và các cơ quan nhà nước ở trung ương
    12/08/2020
    Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước ở trung ương
    12/08/2020
    Quyết định 948/2012/QĐ-CTN ngày 02 tháng 07 năm 2012
    06/10/2020
    Quyết định 2230/2016/QĐ-CTN ngày 17 tháng 10 năm 2016
    11/08/2015