Hợp đồng nhượng quyền thương mại (HĐNQTM) cũng giống như các loại hợp đồng thông thường khác, là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại.
Nhượng quyền thương mại là là phương thức kinh doanh hiệu quả của các thương nhân trong hoạt động thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh thông qua việc chia sẻ quyền kinh doanh trên một thương hiệu. Tuy nhiên, hoạt động này cần phải được pháp luật điều chỉnh một cách có hệ thống, rõ ràng để đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể tham gia ký kết
1. Về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Chủ thể của hợp đồng NQTM bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền:
– Thứ nhất: Đối với bên nhượng quyền được phép cấp QTM khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định 35/2006:
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 35/2006 quy định: “Hệ thống kinh doanh dự định dùng nhượng quyền đã hoạt động được ít nhất là 1 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là bên nhận nhượng quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân đó phải kinh doanh theo phương thức NQTM ít nhất là 1 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại QTM”. Pháp luật quy định khoảng thời gian như vậy để doanh nghiệp có thời gian xây dựng thương hiệu, tạo được uy tín trong lòng người tiêu dùng và đối với các đối tác tương lai, lập kế hoạch chuẩn bị cho việc nhượng quyền được chu đáo, từ đó giúp doanh nghiệp hạn chế được mức thấp nhất những rủi do có thể xảy ra.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 35/2006 quy định: “Đã đăng ký hoạt động NQTM với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 nghị định này.”. Việc đăng ký hoạt động NQTM giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm soát được hoạt động NQTM, đảm bảo sự an toàn của hoạt động kinh doanh này.
Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 35/2006 quy định: “Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của QTM không vi phạm các quy định tại điều 7 của Nghị định này.”. Hiện nay danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện được quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP và Nghị định số 43/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP. Việc quy định như vậy không chỉ đảm bảo cho hoạt động NQTM được an toàn mà còn giúp đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo vệ thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa…
– Thứ hai: Đối với bên nhận nhượng quyền, tại Điều 6 Nghị định 35 quy định điều kiện: “Thương nhân được phép nhận QTM khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của QTM”. Quy định này giúp cho bên nhận nhượng quyền có thể tiết kiệm được thời gian làm quen với ngành nghề mới và có thể tận dụng được những kinh nghiệm, hiểu biết của mình về lĩnh vực đó, từ đó tránh được những thất bại không đáng có với bên nhận nhượng quyền.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Hình thức này có thể thể hiện dưới dạng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể, tuy nhiên do tính chất phức tạp của quan hệ NQTM, khả năng phát sinh tranh chấp là rất lớn vì thế Điều 285 Luật Thương mại 2005 quy định: “Hợp đồng NQTM phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Hiện nay, kỹ thuật công nghệ phát triển, các hình thức có giá trị tương đương văn bản như fax, thư điện tử,…được các chủ thể sử dụng nhiều để tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho các bên vì thế pháp luật cũng thừa nhận việc kí kết hợp đồng bằng những hình thức này.
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Đơn phương chấm dứt hoạt động nhượng quyền thương mại