Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Trong giai đoạn thu thập chứng cứ thì chủ thể của hoạt động này gồm:
Đương sự người thực hiện hầu hết công việc thu thập chứng cứ: Điều 6 BLTTDS năm có khẳng định rõ về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của đương sự:
“Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho
Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp…Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ trong những trường hợp bộ luật này quy định”.
Đây là một trong những quy định xuất phát từ quyền định đoạt của đương sự đối với việc khởi kiện, có nghĩa là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì đương sự sẽ có nghĩa vụ thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình trước Tòa án là hoàn toàn có căn cứ. Đương sự có thể thực hiện quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của mình thông qua hai cách là tự mình thu thập chứng cứ hoặc nhờ Tòa án thu thập khi đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 85. Quy định tại Điều 84 BLTTDS quy định về việc đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. Việc thu thập chứng cứ là trách nhiệm của đương sự đối với yêu cầu của mình, họ có sự chủ động trong các thao tác thu thập. Đương sự là chủ thể đầu tiên, chủ yếu của hoạt động thu thập chứng cứ.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong hoạt động thu thập chứng cứ:
Theo Điều 64 BLTTDS, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự có quyền xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.
>>> Luật sư
Các cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác:
Khoản 3 Điều 79 BLTTDS có quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ hợp pháp. Do đó họ cũng là một chủ thể của hoạt động thu thập chứng cứ.
Viện kiểm sát:
Theo khoản 3 Điều 85 BLTTDS là một chủ thể của hoạt động thu thập chứng cứ, VKS có quyền yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ trên cơ sở khiếu nại của đương sự, có quyền xuất trình chứng cứ bổ sung ở giai đoạn phúc thẩm và có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để VKS thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Trách nhiệm thu thập chứng cứ của Tòa án:
Trong BLTTDS thì Tòa án cũng có trách nhiệm chứng minh, được quy định với điều kiện là:
“Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ trong những trường hợp bộ luật này có quy định”.
Và Tòa án chỉ thu thập chứng cứ khi hội tụ đủ các điều kiện được quy định tại Điều 85 BLTTDS:
(1) Đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ;
(2) Đương sự có yêu cầu Tòa án tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ. Nội dung của hoạt động thu thập chứng cứ.