Doanh nghiệp nợ thuế là một tình trạng không hiếm xảy ra từ trước đến nay, đặc biệt là vào những năm gần đây. Vậy chủ doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn có được mở công ty mới?
Mục lục bài viết
1. Chủ doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn có được mở công ty mới không?
1.1. Thực trạng các doanh nghiệp nợ thuế:
Theo Tổng cục Thuế, tiền nợ thuế tại thời điểm ngày 30/11/2022 tăng so với thời điểm ngày 31/12/2021, cụ thể tính tổng số tiền nợ thuế do ngành Thuế quản lý ước tính đến thời điểm ngày 30/11/2022 là 126.642 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với thời điểm ngày 31/12/2021.
Triển khai nhiệm vụ công tác thuế trong những tháng cuối năm 2022, Tổng cục Thuế giao cơ quan thuế các cấp thực hiện phân loại những khoản nợ thuế đầy đủ và theo đúng hướng dẫn tại quy trình quản lý nợ thuế để có các giải pháp quản lý, đôn đốc thu phù hợp; đẩy mạnh áp dụng những biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và những văn bản thi hành.
Đề cập về tình hình thu ngân sách hiện nay, Thứ trưởng của Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết rằng mặc dù thu ngân sách của 11 tháng năm 2022 đã vượt dự toán, song vẫn có một số ngành, lĩnh vực xuất hiện những khó khăn, thách thức do vấn đề chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển tăng cao liên tục khi mà giá xăng, dầu tăng cao, đầu ra tiêu thụ chậm, hàng tồn kho lớn như là ngành sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó đặc biệt là ngành sắt thép thô (11 tháng của năm 2022 giảm 16,6% so cùng kỳ).
Có thể thấy, vấn đề nợ thuế của các doanh nghiệp năm vừa qua chủ yếu chính là do ảnh hưởng của COVID-19; kèm theo thiên tai, bão lũ gây ra những khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Chính vì như thế, các doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, các doanh nghiệp bỏ kinh doanh, không nộp hồ sơ khai thuế với thời gian hơn 1 năm ngày càng tăng và các doanh nghiệp không làm thủ tục giải thể với cơ quan Đăng ký kinh doanh và Cơ quan Thuế cũng nhiều hơn cũng bởi do còn nợ thuế nên không thể làm thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Tại Nghị Quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước có quy định doanh nghiệp không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh là một trong những đối tượng được khoanh nợ tiền thuế từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
Căn cứ tính chất và mức độ vi phạm của doanh nghiệp nợ thuế để ra quyết định xử lý về thuế và xử phạt hành vi vi phạm theo đúng quy định. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì cơ quan quản lý thuế lập hồ sơ đề nghị cơ quan pháp luật điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
1.2. Chủ doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn có được mở công ty mới không?
Tại Điều 17
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế (hoặc các tội phạm liên quan đến thuế);
– Người đang bị tạm giam về tội trốn thuế (hoặc các tội phạm liên quan đến thuế);
– Người đang chấp hành hình phạt tù về tội trốn thuế (hoặc các tội phạm liên quan đến thuế).
Thêm nữa, căn cứ vào toàn bộ các trường hợp được quy định tại Điều 17 và các trường hợp đã nêu trên thì không có một điều luật nào quy định chủ doanh nghiệp nợ thuế sẽ không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ khi chủ của doanh nghiệp đó đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù về tội trốn thuế.
Như vậy, chủ doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn vẫn có thể được mở công ty mới.
2. Cách giải quyết khi chủ doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn:
Căn cứ Quyết định 438/QĐ-TCT năm 2017 thì cách giải quyết khi chủ doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn như sau:
Đồng thời với việc thông báo công khai doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, các Bộ phận chức năng có liên quan phải thực hiện thông báo ngay các biện pháp sau, cụ thể:
2.1. Bộ phận quản lý ấn chỉ:
– Không tiếp nhận hồ sơ thông báo phát hành của doanh nghiệp đã bị cơ quan thuế thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
– Dừng ngay việc bán hoá đơn đối với doanh nghiệp (thuộc đối tượng mua hoá đơn của cơ quan thuế) không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký mà không thực hiện khai báo với cơ quan thuế;
– Thông báo cho tổ chức cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử trong trường hợp doanh nghiệp thông qua hệ thống trung gian của tổ chức cung cấp các giải pháp hoá đơn điện tử để tổ chức này dừng không lập hoá đơn và truyền cho người mua;
– Trường hợp doanh nghiệp có uỷ nhiệm cho một bên thứ ba lập hoá đơn cho hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ thì phải thực hiện thông báo ngay cho bên được uỷ nhiệm dừng lập hoá đơn;
– Khi nhận được văn bản của Bộ phận kiểm tra hoặc của những cơ quan chức năng chuyển đến kết luận doanh nghiệp có sử dụng một số hoá đơn bất hợp pháp thì Bộ phận quản lý ấn chỉ thực hiện đưa lên Website Tra cứu hóa đơn đăng các thông tin về số hoá đơn bất hợp pháp này.
2.2. Bộ phận quản lý nợ:
– Phân loại tiền thuế nợ theo quy trình Quản lý nợ thuế đã được ban hành kèm theo Quyết định số 1401/QĐ-TCT của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
– Áp dụng biện pháp cưỡng chế theo Điều 17 của Thông tư số 215/2013/TT-BTC đối với các trường hợp thuộc đối tượng cưỡng chế theo quy định.
2.3. Bộ phận kiểm tra:
Có văn bản gửi ngân hàng nơi doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký mở tài khoản đề nghị ngân hàng sao kê các giao dịch theo các thông tin sau:
Thứ nhất: Tên của Công ty chuyển tiền, Ngân hàng mở tài khoản, số tài khoản, số đăng ký kinh doanh, chi tiết ngày giao dịch, số tiền giao dịch.
Thứ hai: Căn cứ kết quả sao kê giao dịch tại ngân hàng tiến hành phân loại doanh nghiệp (bên mua) có giao dịch với doanh nghiệp không còn hoạt động:
– Trường hợp xác định bên mua có giao dịch với doanh nghiệp không còn hoạt động thuộc cơ quan thuế trực tiếp quản lý:
+ Bộ phận kiểm tra căn cứ vào các nội dung chuyển tiền thanh toán của bên mua cho doanh nghiệp không còn hoạt động;
+ Có văn bản gửi bên mua đề nghị giải trình từng lần thực hiện thanh toán của các số hoá đơn;
+ Sau đó đối chiếu lại với báo cáo tình hình sử dụng các hoá đơn của doanh nghiệp không còn hoạt động xem các số hoá đơn này đã thực hiện kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng đầu ra chưa;
+ Nhằm phát hiện việc sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để tiếp tục thực hiện xử lý những bước tiếp theo liên quan đến hóa đơn bất hợp pháp theo quy định.
– Trường hợp xác định bên mua có giao dịch với doanh nghiệp không còn hoạt động thuộc cơ quan thuế khác tỉnh, thành phố:
Bộ phận kiểm tra chuyển thông tin giao dịch theo những nội dung nêu trên cho Cục Thuế quản lý bên mua để Cục Thuế đề nghị với bên mua giải trình và đối chiếu tiếp theo trình tự nêu trên.
– Trường hợp qua kiểm tra cơ quan thuế hoặc những cơ quan chức năng có văn bản gửi cho cơ quan thuế kết luận doanh nghiệp có sử dụng một số hoá đơn bất hợp pháp thì Bộ phận kiểm tra, thanh tra thực hiện:
+ Chuyển toàn bộ nội dung nêu trên cho Bộ phận quản lý ấn chỉ để đưa lên Website Tra cứu hóa đơn;
+ Thống kê, phân loại doanh nghiệp đã mua hoá đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hoá đơn theo từng địa phương. Có văn bản thông báo đến các cơ quan thuế có liên quan để cho cơ quan thuế quản lý người nộp thuế mua hoá đơn bất hợp pháp và xử lý theo quy định;
+ Lập văn bản (kèm theo bảng thống kê nêu trên) báo cáo, kiến nghị đến cơ quan Công an và Viện kiểm sát cùng cấp để cho các cơ quan này có biện pháp xử lý đối với người nộp thuế bán hoá đơn và cả người nộp thuế mua hoá đơn bất hợp pháp;
+ Áp dụng ngay những biện pháp xử lý người nộp thuế mua, bán hoá đơn bất hợp pháp theo các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế 2019;
– Quyết định số 1401/QĐ-TCT của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
– Luật Doanh nghiệp 2020;
– Nghị Quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước;
– Quyết định 438/QĐ-TCT năm 2017 Quy trình quy định về trình tự thủ tục xác minh tình trạng hoạt động, thông báo công khai thông tin, xử lý và khôi phục mã số thuế đối với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế.