Chồng mất vợ có được bán tài sản chung không? Phân chia di sản thừa kế.
Chồng mất vợ có được bán tài sản chung không? Phân chia di sản thừa kế.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Ba tôi mất lúc tôi 16 tuổi. Và lúc trước mẹ tôi có kí giấy nợ là sau 3 năm nếu không trả được nợ thì giao căn nhà hiện tại của tôi cho họ. Nhưng chưa hề thông qua quyết định của tôi. Hiện tại tôi đã 18 tuổi. Vậy họ có quyền lấy nhà tôi không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Bạn chưa nói rõ đây là tài sản riêng của mẹ bạn hay là tài sản chung của bố mẹ bạn. Nếu là tài sản riêng của mẹ bạn thì mẹ bạn có toàn quyền định đoạt, không cần sự đồng ý của bạn.
Nếu đây là tài sản chung của bố mẹ bạn, bố bạn mất không có di chúc để lại thì phần tài sản này sẽ chia làm 2 phần bằng nhau, phần của mẹ bạn không ai có quyền tranh chấp, phần của bố bạn sẽ chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005:
"Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;"
Như vậy, đối với phần di sản của bố bạn sẽ được chia đều cho bạn, mẹ bạn và ông bà nội nếu ông bà còn sống.
Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:
"1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;
b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất."
Như vậy, mẹ bạn chỉ có quyền định đoạt đối với phần tài sản thuộc sở hữu của mẹ bạn, không có quyền định đoạt toàn bộ tài sản. Do đó, mẹ bạn ký giấy nợ là sau 3 năm nếu không trả được nợ thì giao căn nhà hiện tại cho chủ nợ thì chủ nợ không có quyền lấy ngôi nhà.