Bạo lực gia đình bị xử phạt thế nào? Chồng thường xuyên mắng chửi, đuổi vợ và các con ra khỏi nhà có phải là hành vi bạo lực ra đình?
Bạo lực gia đình bị xử phạt thế nào? Chồng thường xuyên mắng chửi, đuổi vợ và các con ra khỏi nhà có phải là hành vi bạo lực ra đình?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và chồng tôi kết hôn được 5 năm và đã có một cháu trai 2 tuổi. Tuy nhiên, cuộc sống của vợ chồng tôi không hề hạnh phúc. Chồng tôi thường đi uống rượu đến đêm mới về và về đến nhà thì liền mắng chửi tôi. Chồng tôi thường dùng những lời lẽ chửi bới rất thiếu văn hóa để lăng mạ tôi. Không những thế, chồng tôi còn đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà rất nhiều lần. Tôi đã phải dọn về bên nhà mẹ đẻ để ở. Xin hỏi, hành vi của chồng tôi có phải là hành vi bạo lực gia đình? Tôi có thể lấy việc chồng tôi thường mắng chửi tôi để làm lý do xin ly hôn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 thì những hành vi sau đây được coi là hành vi bạo lực gia đình:
“a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.”
Theo quy định trên, hành vi chửi bới và đuổi vợ con ra khỏi nhà của chồng bạn là hành vi bạo lực ra đình theo quy định tại điểm b và điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Theo quy định tại Điều 5 Luật phòng chống bạo lực gia đình thì bạn có quyền sau đây:
“a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”
Về việc bạn hỏi hành vi bạo lực của chồng bạn có được coi là một lý do để bạn xin ly hôn. Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì một trong hai bên vợ chồng có quyền đơn phương xin ly hôn:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Trong trường hợp của bạn, hành vi bạo lực gia đình của chồng bạn thỏa mãn quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể lấy đó là một lý do để yêu cầu tòa án cho lý hôn.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quyền yêu cầu xử lý về hành vi bao lực gia đình
– Xử lý hành vi bạo lực gia đình
– Mắng chửi con cái có phải là hành vi bạo lực gia đình?
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại