Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì vốn đóng vai trò rất quan trọng và là một trong các yếu tố quyết định tới sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị trong đầu tư, sản xuất và kinh doanh. Nguồn vốn ODA đây là một nguồn vốn thu hút các dự án và phổ biến hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Cho vay lại là gì?
Cho vay lại vốn vay ODA là một khái niệm đã rất quyên thuộc, chúng ta có thể hiểu đây chính là một phương thức trợ giúp cho việc thực hiện cấp phát từ ngân sách nhà nước truyền thống trong trường hợp cụ thể như có mức bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển bị giới hạn và không đủ đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển của Chính phủ.
2. Cho vay lại tiếng Anh là gì?
Cho vay lại tiếng Anh là “re-lending”.
3. Điều kiện, đối tượng được vay lại vốn ODA:
3.1. Điều kiện được vay lại vốn ODA:
Căn cứ theo quy định tại Điều 20. Điều kiện được vay lại Nghị định Số: 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay, ưu đãi nước ngoài của chính phủ quy định cụ thể như sau:
Điều kiện được vay lại đối với Ủy ban nhân cấp tỉnh, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý nợ công.
Như vậy, căn cứ dựa trên quy định này ta thấy, pháp luật quy định rất cụ thể về nội dung điều kiện được vay lại, theo đó điều kiện cho vay lại được quy định chi tiết cụ thể với các điều kiện đối với ủy ban nhân dân, Đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp, mỗi một cơ quan tổ chức sẽ có những điều kiện riêng để thực hiện và buộc phải thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật đề ra để tiến hành các trình tự và thủ tục cho vay lại.
3.2. Đối tượng được vay lại vốn ODA:
Theo quy định hiện hành tại Thông tư 111/2016/TT-BTC thì đối tượng vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi bao gồm:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại trực tiếp từ Bộ Tài chính đối với vốn ODA, vốn vay ưu đãi trong các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Thông tư 111/2016/TT-BTC.
– Các chủ dự án đối với chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn toàn bộ (hoặc một phần) quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 111/2016/TT-BTC.
Đối tượng vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 111/2016/TT-BTC quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, sự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Hiện nay trong quá trình thực hiện khoản vay lại, trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm tiền vay giảm thấp hơn so với mức quy định, bên vay lại có trách nhiệm bổ sung tài sản đảm bảo tiền vay nhằm đảm bảo mức tối thiểu. Trên thực tế hoạt động quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA đóng vai trò quan trọng và mang ý nghĩa lớn, cụ thể là nhằm đảm bảo sử dụng nguồn vốn vay này đúng mục đích, sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả và hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí. Bên cạnh đó thì đối với hoạt động cho vay lại vốn ODA đang bộc lộ một số hạn chế nhất định.
Với giá trị giải ngân nguồn vốn cho vay lại hiện nay thực hiện còn chưa đúng kế hoạch, một số dự án cho vay lại quá hạn, không trả được nợ, phải chuyển thành nợ trực tiếp của Chính phủ, nhiều khoản vay không đem lại hiệu quả… Cũng với lí do này nên chúng tôi cho rằng cần xây dựng và nâng cao năng lực quản lý nợ của địa phương để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo khi nguồn vốn ODA, vốn ưu đãi nước ngoài ngày càng hạn hẹp và chuyển sang vay theo điều kiện thị trường.
Trong các năm gần đây thì vấn đề cho vay lại vốn ODA có sự chuyển biến tích cực hơn so với các năm trước. Tổng số vốn vay về cho vay lại giải ngân từ nhà tài trợ nước ngoài khoảng 12,5 tỷ USD, trung bình khoảng 1,4 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 33-35% tổng số giải ngân vốn vay nước ngoài hàng năm của Chính phủ.
4. Thủ tục cho vay lại vốn ODA:
Trình tự thực hiện:
– Sau khi nhà tài trợ
– Bộ hồ sơ đề nghị rút vốn được lập theo mẫu của nhà tài trợ và theo hình thức Hoàn vốn.
– Bộ Tài chính xem xét ký/đồng ký Đơn rút vốn gửi Nhà tài trợ để chuyển tiền cho Nhà thầu/nhà cung cấp/tư vấn.
Cách thức thực hiện:
Gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp cho Cục Quản lý nợ và Tài chính Đối ngoại.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ nộp 1 lần trước khi rút vốn: (Trong trường hợp rút vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài theo hình thức Hoàn vốn là thanh toán lần đầu tiên).
– Bản chụp điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi ký với nhà tài trợ và Sổ tay quản lý dự án (nếu có);
– Bản chính Văn kiện chương trình, dự án và Quyết định phê duyệt đầu tư hoặc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của cấp có thẩm quyền; mã dự án đầu tư, mã đơn vị quan hệ ngân sách do cơ quan thẩm quyền cấp;
– Hợp đồng ký giữa Chủ dự án với nhà thầu (Bản chụp);
– Các thỏa thuận, thư hoặc văn bản “ý kiến không phản đối” của nhà tài trợ; thỏa thuận với nhà thầu về thực hiện dự án (danh mục chi phí hợp lệ, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng theo quy định cụ thể của hợp đồng) (Bản chụp);
– Bản chụp Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu có xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch hoặc xác nhận mở tài khoản của ngân hàng phục vụ (trường hợp có mở tài khoản thanh toán);
– Vào lần rút vốn đầu tiên của năm tài chính, Chủ dự án hoặc đơn vị được ủy quyền gửi cho Bộ Tài chính quyết định của cấp có thẩm quyền giao dự toán năm cho nguồn vốn cấp phát, vốn vay lại của Dự án (Bản chụp).
b) Hồ sơ rút vốn gồm có:
– Văn bản đề nghị rút vốn và Đơn rút vốn và sao kê theo mẫu của nhà tài trợ. Đơn rút vốn phải ghi rõ tên và số tài khoản của từng đơn vị đã ứng vốn. Đối với các khoản do ngân sách nhà nước ứng trước (vốn chuẩn bị dự án, vốn ứng trước để thực hiện dự án), văn bản đề nghị phải nêu rõ tên và số tài khoản của cấp ngân sách nơi ứng vốn.
– Chứng từ chuyển tiền (bản in chứng từ điện tử hoặc chứng từ giấy) chứng minh khoản kinh phí đã được chủ dự án thanh toán cho nhà thầu, người thụ hưởng hoặc Bảng đối chiếu xác nhận công nợ giữa chủ dự án với nhà thầu, người thụ hưởng;
– Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư có xác nhận của Cơ quan kiểm soát chi (bản chính);
– Bảng kê các khoản chi khớp với kiểm soát chi và chứng từ chuyển tiền.
b) Số lượng hồ sơ gửi từng lần: 01 bộ gửi Bộ Tài chính
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 4 ngày làm việc kể từ khi Bộ Tài chính nhận đủ hồ sơ rút vốn hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ dự án
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Bộ Tài chính
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Bộ Tài chính ký Đơn rút vốn (bản giấy hoặc điện tử) gửi nhà tài trợ giải ngân vốn cho Chương trình, dự án
Phí, Lệ phí (nếu có):
Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):
Mẫu Đơn rút vốn theo quy định của Nhà tài trợ.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Chủ dự án, cơ quan chủ quản có trách nhiệm hoàn thành các điều kiện về giải ngân quy định tại thỏa thuận tài trợ để gửi nhà tài trợ trước khi dự án có hiệu lực. Khi giải ngân, vốn của Chương trình, dự án phải nằm trong Kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt và gửi cho Bộ Tài chính và cơ quan kiểm soát chi.
Như vậy trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin chính về việc cho vay lại nguồn vốn ODA, Pháp luật cũng đã quy định rất chi tiết về đối tượng cũng như điều kiện để được vay lại nguồn vốn này, chủ dự án nếu muốn thực hiện vay lại nguồn vốn cần đảm bảo thực hiện đúng theo quy định, tránh thất thoát ngân sách và tránh lãng phí cho ngân sách nhà nước cũng như là mục đích sử dụng của doanh nghiệp hay các đối tượng khác được phép vay lại nguồn vốn này. Chúng tôi hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích nhất đối với bạn đọc.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Nghị định số: 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay, ưu đãi nước ngoài của chính phủ.