Cho người khác mượn tài sản để thực hiện hành vi phạm tội. Bạn tôi mượn xe máy của tôi để đi nhưng lại dùng để thực hiện hành vi phạm tội và bị công an tạm giữ.
Cho người khác mượn tài sản để thực hiện hành vi phạm tội. Bạn tôi mượn xe máy của tôi để đi nhưng lại dùng để thực hiện hành vi phạm tội và bị công an tạm giữ.
Tóm tắt câu hỏi:
Em có cho bạn mượn xe máy nhưng bạn em lại đi ăn trộm, em có đem giấy tờ xe đến chứng minh đó là xe của em nhưng đến bây giờ đã gần một tháng mà em vẫn chưa được đem xe về, trong khi đó người gây án thì đã được thả về rồi nhưng xe thì vẫn bi giữ lại. Vậy em có được lấy xe về không hay bị giam luôn và nếu được đem về em có bi phạt tiền không, nếu bị phạt thì phạt bao nhiêu tiền. Xin luật sư tư vấn giúp em ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1 Căn cứ pháp lý:
+ Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009
+ Bộ luật Tố tụng hình sự 2003
2 Nội dung tư vấn:
Điều 41 Bộ luật Hình sự 1999 quy định:
"Điều 41. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
1. Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;
c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước."
Mặt khác, Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định nếu vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ; Nếu vật chứng là vật, tiền bạc của đối tượng khác bị người phạm tội chiếm đoạt làm công vụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp.
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn cho mượn xe máy, nhưng người mượn xe máy của bạn đã sử dụng xe máy này làm phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội của mình ( đi ăn trộm).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về xử lý phương tiện phạm tội: 1900.6568
-Trường hợp 1: Nếu trong trường hợp bạn biết được hành vi của người mượn xe ( bạn của bạn) là mượn xe để phục vụ cho hành vi phạm tội của mình thì tại Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999 có quy định về đồng phạm là người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm
Nghĩa là nếu bạn biết được hành vi mượn xe của người phạm tội nhằm mục đích thực hiện tội ăn trộm thì bạn được coi là đồng phạm do đã có hành vi tạo điều kiện về vật chất cho người phạm tội để thực hành vi phạm tôi ăn trộm thì trong trường hợp này, bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009. Tài sản là chiếc xe máy sẽ bị coi là công cụ, phương tiện phạm tội bị xử lý bằng cách tịch thu, sung công quỹ.
-Trường hợp 2: nếu bạn không biết về hành vi phạm tội của người mượn xe. Việc bạn cho mượn xe là hợp đồng dân sự cho mượn tài sản một cách hợp pháp, người phạm tội dùng xe đó để thực hiện hành vi phạm tội, và bạn không biết về việc này, thì phương tiện phạm tội là chiếc xe sẽ được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp là bạn. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án nếu thấy việc tạm giữ phương tiện không còn ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án thì có quyền trả lại tài sản. Bạn có thể làm đơn kiến nghị yều cơ quan có thẩm quyền xem xét trả lại phương tiện cho bạn nếu xét thấy việc tạm giữ không còn ảnh hưởng đến tiến trình xử lý vụ án.