Hiện nay, rất nhiều trường hợp cho người khác mượn hồ sơ để tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp và cơ quan. Câu hỏi đặt ra, hành vi cho người khác mượn hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Có được cho người khác mượn hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội không?
Hiện nay, tình trạng cho người khác mượn hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội diễn ra vô cùng phổ biến, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ lao động thương binh và xã hội đã nhiều lần gửi công văn đến Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố và Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam để chỉ đạo xử lý nghiêm khắc đối với tình trạng cho người khác mượn hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội, cho người khác mượn các loại giấy tờ tùy thân để giao kết hợp đồng và tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Trường hợp người lao động mượn giấy tờ của người khác để ký kết
Ngoài ra, hành vi cho bà mượn hồ sơ của người khác để đóng bảo hiểm xã hội còn được xác định là hành vi gian lận và giả mạo hồ sơ trong việc tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2019. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
– Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật và bảo hiểm thất nghiệp;
– Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội và tiền bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội và tiền thưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên thực tế;
– Gian lận và giả mạo hồ sơ trong việc tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp;
– Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật;
– Cản trở và gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp, quyền lợi chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động;
– Truy cập và khai thác trái quy định của pháp luật đối với các cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp;
– Khai báo sai sự thật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cung cấp thông tin, cung cấp số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy có thể nói, hành vi cho người khác mượn hồ sơ để đóng bảo hiểm xã hội đã vi phạm khoản 4 Điều 17 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2019. Đây được xác định là loại hành vi gian lận và giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cho người khác mượn hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội bị xử lý thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, mượn giấy tờ của người khác và kê khai không đúng sự thật trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, mức xử phạt đối với hành vi mượn hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội của người khác được ghi nhận như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật, sửa chữa hoặc tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến quá trình đóng bảo hiểm xã hội và hưởng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, những người cho người khác mượn hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tức là người nào cho người khác mượn căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân và các loại giấy tờ tùy thân khác để ký kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội, thì cả người mượn và người cho mượn đều sẽ bị phạt tiền theo quy định của pháp luật. Cụ thể là, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi mượn hoặc cho mượn chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân và các loại giấy tờ tùy thân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, hành vi cho người khác mượn hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội để trục lợi sẽ bị xử phạt hành chính theo mức xử phạt nêu trên.
3. Hướng xử lý khi cho người khác mượn hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội:
Khi cho người khác mượn hồ sơ để đóng bảo hiểm xã hội thì cần phải thực hiện thủ tục gộp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Công văn 3663/BHXH-THU năm 2014 hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến gộp sổ bảo hiểm xã hội của người lao động có nhiều sổ, trình tự giải quyết hồ sơ của bảo hiểm xã hội khi người lao động mượn hoặc cho người khác mượn hồ sơ để tham gia bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
– Bộ phận thu khi giải quyết hồ sơ gộp sổ theo quy định của pháp luật, nếu phát hiện người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trùng do mượn hoặc cho mượn hồ sơ thì hướng dẫn người lao động điều chỉnh nhân thân, về việc phối hợp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sổ bảo hiểm xã hội;
– Người lao động sau khi có quyết định xử phạt của Thanh tra sở Lao động Thương binh và xã hội và đã nộp phạt đúng quy định, thì nộp hồ sơ giải quyết theo phiếu giao nhận hồ sơ điều chỉnh nhân thân do mượn tên.
– Trường hợp người cho mượn hồ sơ không liên lạc được với người mượn hồ sơ thì:
+ Người cho mượn hồ sơ phải viết đơn đề nghị theo mẫu do pháp luật quy định tường trình rõ lý do cho người khác mượn hồ sơ, nhưng do không liên lạc được và cam kết không thừa nhận quá trình sổ bảo hiểm xã hội mà người mượn hồ sơ đã tham gia bảo hiểm xã hội;
+ Nộp hồ sơ giải quyết theo phiếu giao nhận hồ sơ gộp sổ;
+ Bộ phận thu nhập quá trình tham gia bảo hiểm xã hội do nơi khác quản lý mà người lao động không thừa nhận (nếu có);
– Trường hợp 2 số sổ bảo hiểm xã hội trùng nhau hoàn toàn về nhân thân mà người lao động đang giải quyết hồ sơ, có đơn cam kết không cho người khác mượn hồ sơ (do bị người khác lạm dụng), nếu số sổ bảo hiểm xã hội bị lạm dụng mà người lao động đó đang còn làm việc ở một đơn vị khác, thì mời người lao động đó lên xác minh, để làm căn cứ giải quyết.
Quy trình thực hiện như sau:
Bước 1: Đơn vị sử dụng lao động (hoặc người lao động) lập văn bản giải trình về việc sai phạm trong đó nêu rõ nội dung, lý do sai phạm và cam kết không để tái phạm theo mẫu do pháp luật quy định.
Bước 2: Bảo hiểm xã hội cấp quận huyện tổng hợp các trường hợp, phân loại theo 2 mức độ sai phạm, gửi công văn (kèm công văn hoặc đơn giải trình của đơn vị hoặc người lao động) đề nghị Sở lao động thương binh và xã hội hoặc Thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội xem xét, xử lý.
Bước 3: Sau khi có văn bản xử lý của Sở lao động thương binh và xã hộ hoặc Thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội, đơn vị hoặc người lao động lập hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội hoặc điều chỉnh thông tin cá nhân trên sổ bảo hiểm xã hội theo quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
– Công văn 3663/BHXH-THU năm 2014 hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến gộp sổ bảo hiểm xã hội của người lao động có nhiều sổ.