Thực tế hiện nay, việc cho người khác mượn hồ sơ khi đi làm diễn ra rất phổ biến. Vậy cho người khác mượn hồ sơ để đi làm bị xử phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cho người khác mượn hồ sơ đi làm, hợp đồng lao động sẽ bị vô hiệu:
Hợp đồng lao động có chức năng bảo vệ quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp, tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên. Thông qua hợp đồng lao động, người lao động yên tâm làm việc, doanh nghiệp yên tâm sử dụng lao động.
Căn cứ Điều 49
– Tất cả nội dung của hợp đồng lao động bị vi phạm.
– Người tham gia giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật; hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động không tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, thiện chí và trung thực.
– Công việc mà người sử dụng lao động và người lao động giao kết nằm trong diện bị pháp luật cấm.
Đồng thời, theo quy định tại Công văn số 1767/LĐTBXH-BHXH, Bộ lao động thương binh và xã hội đã nêu rõ nếu như người lao động có hành vi mượn hồ sơ của người khác để thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động đã vi phạm nguyên tắc trung thực khi tham gia giao kết hợp đồng, và đồng thời vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động nên đây sẽ được liệt kê vào trường hợp hợp đồng lao động bị vô hiệu.
Như vậy hành vi mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động là hành vi vi phạm nguyên tắc trung thực và vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động, dẫn đến hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.
2. Hậu quả pháp lý của hợp đồng lao động vô hiệu:
Hậu quả pháp lý khi hợp đồng lao động vô hiệu do vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động sẽ xảy ra các trường hợp sau:
Thứ nhất, người sử dụng lao động và người lao động phải ký lại hợp đồng lao động khi hợp đồng bị tuyên bố là vô hiệu toàn bộ:
– Về quyền, nghĩa vụ của người lao động sẽ được giải quyết như sau:
+ Trường hợp quyền và lợi ích của người lao động không thấp hơn mức pháp luật quy định hay thỏa ước lao động tập thể đang được áp dụng thì khi đó quyền và lợi ích của người lao động được thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu.
+ Trường hợp quyền và lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật, tuy nhiên việc này không làm ảnh hưởng đến nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thực hiện như sau:
– Khoảng thời gian người lao động làm việc cho hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu thì sẽ được tính vào thời gian làm việc để tính thực hiện các chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
Thứ hai, người lao động và người sử dụng lao động không ký lại hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ:
– Các bên sẽ tiến hành chấm dút hợp đồng lao động.
– Về quyền lợi của người lao động khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu đến khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được thực hiện như quyền lợi của trường hợp ký lại hợp đồng lao động đã phân tích ở trên.
– Người lao động được giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc.
3. Cho người khác mượn hồ sơ để đi làm bị xử phạt thế nào?
Hiện nay, trong Nghị định số 12/2022/NĐ-CP chưa có quy định mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, tại điểm đ khoản 4 Điều 10 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP có quy định mức xử phạt đối với hành vi mượn chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người khác để làm hồ sơ giao kết hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
Xử phạt mức phạt từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng khi:
– Có hành vi sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả.
– Hành vi mua, bán, thuê
– Hành vi mua, bán, thuê, cho thuê Giấy tờ tùy thân như Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân.
– Thực hiện hành vi mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
Theo đó người lao động mượn hồ sơ của người khác, cụ thể là Chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để giao kết hợp đồng lao động sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.
Ngoài ra còn phải buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
4. Cho người khác mượn hồ sơ đi làm bị trùng Bảo hiểm xã hội xử lý thế nào?
Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Theo quy định, một trong những hành vi cấm là gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Pháp luật không cho phép việc mượn hay cho mượn hồ sơ để xin việc hay đóng BHXH vì điều này vừa ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mỗi cá nhân vừa ảnh hưởng đến công việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Giải quyết việc đóng trùng bảo hiểm xã hội do mượn hồ sơ được xử lý như sau:
– Trước tiên, người mượn hồ sơ phải đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (nơi làm việc) để trình báo về việc đi mượn hồ sơ của người khác. Sau đó thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh thông tin về nhân thân trên sổ bảo hiểm xã hội khi mượn hồ sơ, mượn chứng minh nhân dân đi làm.
– Nếu như liên lạc được với người mượn hồ sơ thì trước hết người mượn hồ sơ nộp phạt vi phạm hành chính đối với hành vi giả mạo giấy tờ của mình. Sau đó, người lao động phải nộp hồ sơ giải quyết theo Phiếu giao nhận hồ sơ (PGNHS) điều chỉnh nhân thân do mượn tên theo mẫu của cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Nếu như không liên lạc được với người mượn hồ sơ thì sẽ phải viết đơn đề nghị theo mẫu D01-TS trình bày rõ lý do cho người khác mượn hồ sơ và không liên lạc được với người mượn hồ sơ. Đồng thời cam kết không thừa nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội mà người mượn hồ sơ đã tham gia bảo hiểm xã hội.
Nộp hồ sơ tại đơn vị nơi đang tham gia nộp hồ sơ đối với người đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Với người đã nghỉ việc thì đơn vị nơi tham gia cuối cùng trước khi nghỉ việc nộp hồ sơ.
Hồ sơ bao gồm:
+ Công văn đề nghị của đơn vị (mẫu D01b-TS).
+ Danh sách đề nghị điều chỉnh hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (mẫu D07-TS, 03 bản).
+ Đơn của người lao động đề nghị chuyển quá trình tham gia bảo hiểm xã hội từ nhiều sổ bảo hiểm xã hội về một sổ bảo hiểm xã hội (mẫu D01-TS).
+ Giấy tờ tùy thân gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.
+ Sổ bảo hiểm xã hội kèm tờ rời (nếu có).
+ Thẻ bảo hiểm y tế còn thời hạn sử dụng (nếu có).
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Công văn số 1767/LĐTBXH-BHXH về việc người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động của Bộ lao động thương binh và xã hội ngày 31 tháng 5 năm 2022.
Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.