Khái quát về phòng, chống HIV/AIDS? Chính sách của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS?
Hiện nay, với những ảnh hưởng tiêu cực mà HIV/AIDS mang lại cho con người cũng như toàn xã hội nên hoạt động phòng, chống HIV/AIDS rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Trong công tác phòng, chống HIV/AIDS các chính sách của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS đóng vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trong đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Để có thể giảm thiểu được tác động mà HIV/AIDS đem đến thì các chủ thể là cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền cần phải rất thận trọng trong việc xây dựng và đưa ra các thông điệp. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về chính sách của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.
Luật sư
1. Khái quát về phòng, chống HIV/AIDS:
Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2020 được ban hành đã quy định kết hợp các biện pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng, chống HIV/AIDS. Việc phòng, chống HIV/AIDS dưa trên nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi là biện pháp chủ yếu; thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình phát triển kinh tế – xã hội; kết hợp chặt chẽ phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống ma túy, mại dâm, chú trọng triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ, tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Hiên nay, việc phòng chống HIV/AIDS trong những năm trở lại đây vừa là trách nhiệm và cũng chính là nghĩa vụ của toàn xã hội, của từng gia đình và mỗi cá nhân. Tất cả mọi người dân trên đất nước ta sẽ đều cần phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS. Không những thế mà mỗi chúng ta đều cần thường xuyên tham gia các buổi tuyên truyền về các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó cũng cần có lối sống lành mạnh, tự chủ trong các mối quan hệ với bạn bè; không sa vào những tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm nhằm góp phần đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS.
2. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS:
Nhà nước đề ra các chính sách về phòng, chống HIV/AIDS như sau:
– Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hợp tác, giúp đỡ dưới mọi hình thức trong phòng, chống HIV/AIDS; phát triển các mô hình tự chăm sóc của người nhiễm HIV.
Bên cạnh việc huy động các nguồn lực từ Nhà nước, sự tham gia của khu vực tư nhân đóng vai trò rất quan trọng trong phòng, chống HIV/AIDS. Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định: “Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hợp tác, giúp đỡ dưới mọi hình thức trong phòng, chống HIV/AIDS”. Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cũng nêu chủ trương vận động các tổ chức, cá nhân tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Trong những năm qua, khu vực tư nhân tham gia khá sâu rộng vào công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam, giúp tăng khả năng tiếp cận của người sử dụng đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.
Trong thời gian tới, khi các nguồn viện trợ giảm dần, sự tham gia của khối tư nhân và cộng đồng ngày càng quan trọng trong phòng, chống HIV/AIDS. Theo đó, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan, với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, tiến hành rà soát tình hình thực tế, đề xuất những giải pháp mới nhằm huy động nhiều hơn nữa sự tham gia của cộng đồng và khu vực tư nhân nhằm đảm bảo công tác phòng chống HIV/AIDS.
– Hỗ trợ sản xuất thuốc kháng HIV trong nước; thực hiện các biện pháp giảm giá thuốc kháng HIV.
Thế giới lần đầu phát hiện ra trường hợp nhiễm HIV vào năm 1981 và việc tìm kiếm các loại thuốc kháng vi rút để điều trị cho người nhiễm HIV đã được các nghiên cứu, thử nghiệm ngay sau đó. Cho đến nay, có khoảng hơn 40 loại thuốc kháng HIV (thuốc ARV) được sử dụng để điều trị HIV nhưng vẫn nhiều người chưa biết rằng khi điều trị bằng thuốc ARV, nó còn có tác dụng dự phòng lây truyền HIV từ người có HIV sang người khác nhất là với bạn tình của họ.
Công tác chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS của Việt Nam trong những năm qua cùn đã đạt được những thành tựu to lớn, không chỉ tăng số người được điều trị, mà còn nâng cao chất lượng điều trị bằng thuốc kháng virút ARV (thuốc kháng vi-rút HIV) cho người nhiễm HIV/AIDS.
Việc điều trị bằng thuốc ARV đem lại hiệu quả cao khi kết hợp ít nhất ba loại thuốc ARV có tác dụng cải thiện chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV, giúp người nhiễm sống lâu hơn, khỏe hơn, đồng thời làm giảm lây truyền HIV sang người khác do tác dụng ức chế sự nhân lên của HIV trong cơ thể người.
Việt Nam cũng cần sản xuất thuốc kháng HIV trong nước và cần thực hiện các biện pháp giảm giá thuốc kháng HIV để việc phòng, chống HIV/AIDS trên đất nước diễn ra nhanh chóng và bớt tốn kém cho người bệnh.
– Khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức đào tạo và tuyển dụng người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ vào làm việc hoặc đầu tư nguồn lực vào phòng, chống HIV/AIDS.
Việc làm có những vai trò, ý nghĩa quan trọng. Việc bảo đảm việc làm là chính sách xã hội có hiệu quả to lớn trong vấn đề phòng, chống, hạn chế các tiêu cực xã hội, giữ vững được kỉ cương, nề nếp xã hội. Thất việc và việc làm không đầy đủ, thu nhập thấp là tiền đề của sự đói nghèo, thậm chí là điểm xuất phát của tệ nạn xã hội. Các tệ nạn của xã hội như tội phạm, ma túy, mại dâm, có nguyên nhân cốt lõi là việc làm và thất nghiệp.
Nhất là đối với những người nhiễm HIV/AIDS vấn để việc làm càng được quan tâm. Do HIV/AIDS có thể lây nhiễm nên nhiều doanh nghiệp hạn chế tiếp nhận người lao động là người nhiễm HIV/AIDS vào làm việc. Chính vì vây, cần có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức đào tạo và tuyển dụng người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ vào làm việc hoặc đầu tư nguồn lực vào phòng, chống HIV/AIDS.
– Huy động sự tham gia của toàn xã hội, sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong phòng, chống HIV/AIDS.
Ảnh hưởng cá nhân và xã hội của nhiễm HIV/AIDS là cực kỳ to lớn và không thể lường trước được. HIV/AIDS là vấn đề của toàn xã hội. HIV/AIDS có những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống AIDS sẽ rất tốn kém. Do đó, cần huy động sự tham gia của toàn xã hội, sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong phòng, chống HIV/AIDS.
– Huy động và điều phối các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và tình hình dịch HIV/AIDS của đất nước trong từng giai đoạn.
Những nhu cầu nguồn lực và giải pháp tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới là rất lớn. Việc phòng, chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, cần có sự phối hợp liên ngành của các cấp ủy Đảng, các Sở, ban, ngành, chính quyền các cấp và là trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng. Xác định, ngân sách địa phương là nguồn tài chính chủ yếu đảm bảo cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương. Ngân sách Trung ương hỗ trợ cho thuốc và một số vật phẩm can thiệp giảm tác hại.
Chúng ta cần tiếp tục vận động và huy động nguồn viện trợ Quốc tế để thu hẹp khoảng trống thiếu hụt về kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Các dự án viện trợ đang triển khai phải có lộ trình chuyển giao cụ thể và bảo đảm tính bền vững sau khi dự án kết thúc; Tận dung tối đa và phát huy các nguồn tài chính trong nước.
– Hỗ trợ nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống HIV/AIDS.
– Hỗ trợ phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tháng tuổi sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV bằng sữa thay thế và bệnh nhân AIDS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với mẹ không nhiễm HIV, nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. Nhưng ở mẹ nhiễm HIV, do HIV có thể lây truyền qua sữa mẹ nên việc lựa chọn cách nuôi dưỡng trẻ cần được cân nhắc thực hiện.
Để có thể kiểm soát HIV ở phụ nữ mang thai, tất cả thai phụ nên đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt (tốt nhất là trong 3 tháng đầu). Nếu phát hiện bệnh và được uống thuốc theo phác đồ điều trị sớm, bệnh nhân có thể đảm bảo hiệu quả tối ưu trong việc giảm tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con. Nếu không áp dụng các biện pháp dự phòng, tỉ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con là 30-35%. Trong khi đó nếu được phát hiện sớm và điều trị thích hợp, tỷ lệ này giảm xuống còn dưới 5% (100 trẻ sinh ra có thể chỉ có 3-5 trẻ nhiễm HIV từ mẹ hoặc thậm chí còn ít hơn nữa).
– Điều trị, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Tai nạn rủi ro nghề nghiệp là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận hoặc chức năng nào của cơ thể người, dẫn đến việc người đó bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS trong khi đang làm nhiệm vụ. Cần có những chính sách điều trị, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp để giảm thiểu nỗi đau cho người bệnh và người thân của họ.