Chiết khấu thanh toán là phương pháp được cá nhân hoặc tổ chức thực hiện việc kinh doanh cam kết chi trả cho người mua khi hoàn tất việc thanh toán trước hạn đã được ghi nhận trong hợp đồng. Việc chiết khấu thanh toán có những đặc tính riêng nhưng vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn khác nhau liên quan đến thuế thu nhập cá nhân. Vậy, chiết khấu thanh toán có phải nộp thuế TNCN không?
Mục lục bài viết
1. Chiết khấu thanh toán được hiểu như thế nào?
Chiết khấu thanh toán (tiếng Anh: Payment Discount) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ khoản tiền mà người bán tự nguyện chi/giảm trừ cho người mua khi người mua thanh toán tiền hàng trước thời hạn hợp đồng được các bên ký kết.
Ví dụ: Công ty A cung cấp dịch vụ cho công ty B, trong hợp đồng quy định: nếu bên B thanh toán được khoản tiền thù lao cho bên A trước hạn 5 ngày làm việc thì sẽ được giảm 3% giá trị hợp đồng. Khoản 3% mà bên B được nhận chính là chiết khấu thanh toán mà bên A tự nguyện chi trả;
Cần biết rằng, khoản chiết khấu này không làm thay đổi bất kỳ các yếu tố như chất lượng hàng hóa có bị hư hỏng, bị lỗi hay thay đổi bất cứ thỏa thuận nào, chỉ liên quan đến thời hạn thanh toán. Vì vậy, nó chỉ được hạch toán khi khách hàng trả tiền mua hàng trước thời hạn mà hai bên đã ký kết trong hợp đồng mua bán song phương. Điều này cũng chính là điểm khác biệt lớn nhất đối với chiết khấu thương mại bởi chiết khấu thương mại sẽ được thực hiện khi khách hàng mua với số lượng hoặc khối lượng lớn trong hợp đồng; Hoạt động này bắt buộc phải xuất hóa đơn (giảm trừ/ điều chỉnh giá trên hóa đơn);
– Cách hạch toán đối với chiết khấu thanh toán:
+ Đối với bên bán: Nợ 635; Có 131 (Nếu giảm trừ công nợ); Có 111 (Nếu trả lại tiền)
+ Đối với bên mua: Nợ 331 (Nếu giảm trừ công nợ); Nợ 111 (Nếu nhận tiền mặt); Có 515
Chú ý: Chiết khấu thanh toán được tính trên số tiền thanh toán nên bao gồm cả thuế GTGT
2. Chiết khấu thanh toán có phải nộp thuế TNCN không?
Tại khoản 1, điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
– Việc không kê khai tính thuế GTGT sẽ được áp dụng với trường hợp mà tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (Tính đến cả khoản tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác;
Ngoài ra, còn phải kể đến các cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền;
Với nội dung trên thì cá nhân là đại lý bán hàng hóa nếu được công ty chi trả khoản “chiết khấu thanh toán” thì khoản tiền này thuộc diện chịu thuế TNCN 1%;
Công ty chi trả khoản “chiết khấu thanh toán” cho cá nhân thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân. Để thực hiện hoạt động này thì cần thực hiện theo mẫu tờ khai có sẵn, cụ thể là mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính;
Công ty khi thực hiện cần ghi cụm tờ “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký tên, đóng dấu của Công ty;
Tờ khai đã chuẩn bị hợp lệ thì công ty nộp hồ sơ khai thuế thay cho cá nhân tại Chi cục Thuế nơi Công ty đặt trụ sở. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn thể hiện người nộp thuế là cá nhân kinh doanh.
Có thể thấy:
– Nếu bên nhận chiết khấu thanh toán là cá nhân kinh doanh thì khoản chiết khấu được nhận sẽ thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, Công ty chi trả khoản “chiết khấu thanh toán” cho cá nhân kinh doanh sẽ thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân đó ( Điều này đã được trình bày trong Công văn 1162/TCT-TNCN năm 2016). Theo pháp luật hiện hành thì khoản chiết khấu thanh toán thuộc nhóm chịu thuế TNCN được ghi nhận tại phụ lục 1 thông tư 40/2021/TT-BTC là 0.5%;
– Còn trong trường hợp, bên nhận chiết khấu không phải cá nhân kinh doanh, chỉ mua hàng hóa dịch vụ để tiêu dùng thì khoản chiết khấu thanh toán được nhận không phải chịu thuế TNCN.
3. Một số nội dung về chiết khấu thanh toán đối với xuất hóa đơn cho người mua và tính thuế TNDN:
– Đối với người mua hàng thì khi tiến hành chiết khấu thanh toán sẽ không bắt buộc phải xuất hóa đơn cho người mua hàng:
Hóa đơn là loại chứng từ được thành lập nên bởi người bán và tiến hành cấp phát cho bên còn lại, mục đích của việc lập hóa đơn là nhằm ghi nhận các thông tin hàng hóa, thể hiện được số lượng, đơn giá mà bên mua phải chi trả và đây cũng là cơ sở để xác lập mối quan hệ giữa bên mua và bán;
Với cách hiểu nêu trên thì trong trường hợp phát sinh các giao dịch mua bán thì mới cần xuất hóa đơn, còn các bên tiến hành chiết khấu thanh toán chỉ đơn giản là một loại chi phí tài chính mà bên bán chấp nhận chi trả để thúc đẩy bên mua thanh toán trước thời hạn nên không cần phải lập hóa đơn;
Cơ sở kinh doanh hoàn toàn có thể nhận các khoản tài chính khác nếu tuân thủ việc lập chứng từ theo quy định (Nội dung này được ghi nhận trong khoản 1 điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC). Đối với bên chi tiền thì cần lập chứng từ chi tiền, chiết khấu thanh toán là một khoản thu/chi tài chính nên doanh nghiệp chỉ cần lập phiếu thu và phiếu chi là phù hợp với tình hình thực tế;
Lưu ý: Khoản tiền từ việc thực hiện hoạt động chiết khấu thanh toán đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và sẽ không được ghi nhận trên hóa đơn bán hàng đã giảm giá.
– Đối với doanh nghiệp thì chiết khấu thanh toán là khoản được sử dụng để trừ khi tính thuế TNDN:
Chiết khấu thanh toán không được giảm trừ vào doanh thu (tức không được giảm thuế GTGT) nhưng được đưa vào chi phí hoạt động tài chính (được giảm trừ thuế TNDN). Bên nhận chiết khấu thanh toán ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính. Bạn đọc có thể theo dõi quy định tại Điều 4, Thông tư 96/2005/TT-BTC, doanh nghiệp hoàn toàn có thể được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng được các điều kiện dưới đây:
+ Nếu có cơ sở cho thấy khoản chi thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì nằm trong trường hợp được trừ đi khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp;
+ Khoản chi của doanh nghiệp được lập nên có đầy đủ hóa đơn, sở hữu cả các chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;
+ Đối với khoản chi mà có hóa đơn dịch vụ mua hàng hóa, dịch vụ với giá trị từ 20 triệu trở lên và không dùng tiền mặt để thanh toán thì cũng thuộc trường hợp này;
Như vậy, bên bán để khoản chiết khấu thanh toán đủ điều kiện là chi phí được được trừ khi tính thuế TNDN thì cần có: Hợp đồng bán hàng có thỏa thuận chi tiết về điều kiện chiết khấu thanh toán; Chứng từ thanh toán tiền chiết khấu (phiếu chi); Trường hợp đối với bên mua thì khoản chiết khấu thanh toán vẫn được tính vào thu nhập chịu thuế như bình thường (Quy định tại khoản 15 điều 7 thông tư 78/2014/TT-BTC).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại
– Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và
– Công văn 1162/TCT-TNCN 2016 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân.
THAM KHẢO THÊM: