Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng và những điều kiện giải quyết hoà bình các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới. Trong đó quan hệ giữa các nước Đông Dương và các nước ASEAN bước đầu được cải thiện. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết Chiến tranh lạnh chấm dứt tác động như thế nào đến tình hình các nước Đông Nam Á?
Mục lục bài viết
1. Chiến tranh lạnh chấm dứt tác động như thế nào đến tình hình các nước Đông Nam Á?
A. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh.
B. Quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương được trở nên hòa dịu.
C. Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
D. Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Đáp án: Chọn B
Hướng dẫn lời giải: Chiến tranh lạnh kết thúc mở ra xu thế mới trong quan hệ quốc tế, hòa bình, hợp tác và phát triển. Thái Lan – một trong năm quốc gia sáng lập ASEAN (vốn là đồng minh thân cận của Mĩ) trong mối quan hệ với Việt nam đã có sự chuyển biến
=> Xu thế này đã làm cho mối quan hệ Đông Dương trong đó có Việt Nam và ASEAN đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
2. Tình hình các nước Đông Nam Á khi chiến tranh lạnh chấm dứt:
– Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng và những điều kiện giải quyết hoà bình các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.
– Quan hệ giữa các nước Đông Dương và các nước ASEAN bước đầu được cải thiện…. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và chuẩn bị những tiền đề cho ASEAN mở rộng kết nạp các nước thành viên.
– Việt Nam là nước láng giềng của Thái Lan, hai nước cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đều chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo đồng thời có một nền văn minh nông nghiệp lâu đời và rất phong phú. Lịch sử của mối quan hệ lâu đời giữa hai nước Thái Lan – Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều giai đoạn thăng trầm, phức tạp và chịu sựchi phối của nhiều nhân tố. Hai nước đã từng xảy ra xung đột với nhau, vào thế kỉ XVIII Thái Lan từng đem quân xâm lược Việt Nam và thất bại dưới tay Nguyễn Huệ.
– Trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, do tranh giành phạm vi ảnh hưởng trong khu vực, cụ thể là ở Cao Miên và Ai Lao dẫn đến mối quan hệ hai nước nhiều lúc trởnên rất căng thẳng và thậmchí nhiều lần xung đột với nhau. Lịch sử đã minh chứng, trong mối quan hệ giữa Thái Lan – Việt Nam có nhiều vấn đề mâu thuẫn và sự hiểu lầm gây ảnh hưởng xấu không chỉ đến quan hệgiữa hai nước mà còn ảnh hưởng đến cả khu vực.
– Trong những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, Thái Lan trở thành đồng minh thân cận của Mĩ trong cuộc chiến tại Việt Nam, không chỉ cho Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ mình, Thái Lan còn trực tiếp đưa quân sang tham chiến ở Việt Nam. Giai đoạn 1979 – 1991 mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam trở nên rất căng thẳng xung quanh vấn đề Campuchia. Chính vấn đề này dẫn đến những mâu thuan, hiểu lầm, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệhai nước, tác động không tốt đến sựphát triển của hai nước nói riêng cũng nhưsự ổn định và phát triển của cảkhu vực Đông Nam Á nói chung.
– Chiến tranh lạnh kết thúc mở ra xu thế mới trong quan hệ quốc tế, hòa bình, hợp tác và phát triển. Trong khi Thái Lan là một trong năm quốc gia sáng lập ASEAN, xu thế này đã làm cho mối quan hệ Đông Dương trong đó có Việt Nam và ASEAN đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
3. Bài tập vận dụng liên quan có đáp án:
Câu 1. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Inđônêxia là thuộc địa của nước nào ?
A. Anh.
B. Mĩ.
C. Hà Lan
D. Pháp
Đáp án: C
Giải thích: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Inđônêxia là thuộc địa của Hà Lan.
Câu 2. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), 3 nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là
A. Việt Nam, Philippin, Lào.
B. Philippin, Lào, Việt Nam.
C. Inđonêxia, Việt Nam, Lào.
D. Miến Điện, Lào, Việt Nam.
Đáp án: C
Giải thích: Năm 1945, lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, ba nước Inđonêxia, Việt Nam, Lào đã đứng lên đấu tranh và tuyên bố độc lập.
Câu 3. Nước nào ở khu vực Đông Nam Á không là thuộc địa của các nước đế quốc Âu – Mĩ?
A. Việt Nam
B. Inđônêxia.
C. Thái Lan
D. Campuchia
Đáp án: C
Giải thích: Thái Lan là nước duy nhất ở Đông Nam Á không là thuộc địa của các nước đế quốc Âu – Mĩ.
Câu 4. Nước nào dưới đây tuyên bố độc lập và thành lập chế độ cộng hoà sớm nhất ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Việt Nam
B. Malaixia.
C. Miến Điện.
D. Inđônêxia.
Đáp án: D
Giải thích: Năm 1945, lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Inđônêxia, Việt Nam và Lào đã đứng lên đấu tranh và tuyên bố độc lập, trong đó Inđônêxia tuyên bố sớm nhất (17/8), sau đó đến Việt Nam (2/9) vào Lào (12/10).
Câu 5. Trước năm 1959, Xingapo là thuộc địa của
A. Pháp
B. Mĩ
C. Hà Lan
D. Anh
Đáp án: D
Giải thích: Trước năm 1959, Xingapo là thuộc địa của Anh.
Câu 6. Nhân dân các nước Đông Nam Á đã nhân cơ hội nào trong năm 1945 để đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc?
A. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
B. Liên Xô truy kích quân Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
C. Đức kí văn bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. Quân Đồng minh tiến hành giải giáp phát xít Nhật.
Đáp án: A
Giải thích: Giữa tháng 8/1945, nhân cơ hội Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện, nhân dân các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.
Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp có chủ trương gì đối với Đông Dương ?
A. Thiết lập chế độ thực dân mới ở Đông Dương.
B. Thiết lập Liên bang Đông Dương tự trị trong khối Liên hiệp Pháp.
C. Thiết lập trở lại chế độ trực trị của Pháp ở Đông Dương.
D. Công nhận nền độc lập hoàn toàn của các nước Đông Dương.
Đáp án: C
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương nhằm thiết lập lại chế độ cai trị đối với khu vực này.
Câu 8. Trước năm 1984, Brunây là :
A. một nước trong Liên bang Inđônêxia.
B. một thuộc địa của thực dân Anh.
C. một nước trong Liên bang Malaixia.
D. một thuộc địa của thực dân Hà Lan.
Đáp án: B
Giải thích: Trước năm 1984, Brunây là một thuộc địa của thực dân Anh.
Câu 9. Nhân dân Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1955 – 1975) dưới sự lãnh đạo của :
A. Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Đảng Cộng sản Lào.
C. Đảng Nhân dân Lào.
D. Đảng Dân chủ Nhân dân Lào.
Đáp án: C
Giải thích: Nhân dân Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1955 – 1975) dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào (đến năm 1972 đổi thành Đảng Nhân dân Cách mạng Lào).
Câu 10. Ngày 12/10/1945 gắn liền với sự kiện nào của lịch sử Lào ?
A. Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
B. Lào bắt đầu tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược Lào.
C. Thực dân Pháp công nhận nền độc lập của Lào.
D. Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.
Đáp án: D
Giải thích: Ngày 12/10/1945, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.
Câu 11. So với chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975) có điểm gì khác biệt?
A. Không có sự hiện diện trực tiếp của quân đội Mĩ.
B. Diễn ra trong điều kiện một nửa nước đã tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Không chịu tác động của Chiến tranh lạnh và sự đối đầu Đông – Tây.
D. Thống nhất đất nước sau khi chiến tranh kết thúc.
Đáp án: D
Giải thích: Sau khi chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975) kết thúc, đất nước Việt Nam đã được thống nhất một dải từ Bắc vào Nam. Còn chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) kết thúc với việc kí hiệp định đình chiến, hai nhà nước tồn tại riêng rẽ ở hai miền Nam – Bắc Triều Tiên.
Câu 12.Theo Kế hoạch Mácsan (1947), Mĩ sẽ viện trợ cho Tây Âu bao nhiêu tiền để khôi phục kinh tế?
A. 17 tỉ USD.
B. 18 tỉ USD.
C. 70 tỉ USD.
D. 71 tỉ USD.
Đáp án: A
Giải thích: Theo Kế hoạch Mácsan (1947), Mĩ sẽ viện trợ cho Tây Âu 17 tỉ USD để khôi phục kinh tế, mặt khác, Mĩ cũng thông qua kế hoạch này để tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
Câu 13. Xu thế hoà hoãn Đông – Tây xuất hiện từ khi nào ?
A. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
B. Cuối những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
D. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX.
Đáp án: A
Giải thích: Xu thế hoà hoãn Đông – Tây xuất hiện từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu 14. Một trong những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông – Tây là:
A. Xô – Mĩ đã có những cuộc gặp gỡ, thương lượng về các vấn đề mà cả hai cùng quan tâm.
B. Xô – Mĩ đã trở thành đồng minh chiến lược của nhau trong nhiều vấn đề quốc tế.
C. các nước thực dân chấp nhận trao trả độc lập cho nhiều thuộc địa ở Á – Phi – Mĩ Latinh.
D. các cuộc chiến tranh cục bộ ở nhiều nơi trên thế giới diễn ra với quy mô nhỏ hơn.
Đáp án: A
Giải thích: Một trong những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông – Tây từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX là Xô – Mĩ đã có những cuộc gặp gỡ, thương lượng về các vấn đề mà cả hai cùng quan tâm.
Câu 15. Chiến tranh lạnh chính thức chấm dứt vào thời điểm nào ?
A. Tháng 2/1989
B. Tháng 12/1991.
C. Tháng 12/1998
D. Tháng 2/1988.
Đáp án: B
(Giải thích: Tháng 12 – 1989, trong cuộc gặp không chính thức ở đảo Manta, Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng thống Mĩ đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, chiến tranh lạnh thực sự kết thúc (chính thức kết thức) khi Liên bang Xô viết sụp đổ vào tháng 12 – 1991)
THAM KHẢO THÊM: