Chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật? Nghĩa vụ hoàn trả tài sản chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật?
Theo những quy định của pháp luật về các căn cứ xác lập quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản, một người có quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc có quyền sở hữu đối với tài sản đều phải dựa trên những căn cứ xác lập quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu sử dụng do pháp luật quy định. Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác thông qua các giao dịch dân sự hợp pháp hoặc thông qua hợp đồng chuyển giao sở hữu tài sản. Các trường hợp chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật sẽ được xử lý theo quy định của
Luật sư
1. Chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật?
Theo quy định tại Điều 165
“1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.”
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu..và quyền tài sản, trong đó quyền tài sản là quyền đối với tài sản trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác
Như vậy theo quy định trên, người bị coi là chiếm hữu, sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật là việc một người trên thực tế đang chiếm hữu, sử dụng tài sản người khác mà không có tư cách pháp lý để nắm giữ, quản lý, khai thác tài sản. Những trường hợp chiếm hữu, sử dụng tài sản mà không thuộc trường hợp tại Khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự 2015 là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là người được hưởng lợi phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật.
2. Nghĩa vụ hoàn trả tài sản chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật?
2.1. Nghĩa vụ hoàn trả
– Theo nguyên tắc của Bộ luật dân sự 2015 thì người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó. Trường hợp người chiếm hữu sử dụng tài sản không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản để hoàn trả lại thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Trong quá trình người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, người bị thiệt hại sẽ phải chứng minh về việc có xảy ra thiệt hại, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản không có nghĩa vụ chứng minh điều này.
– Trường hợp người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu thì sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả do việc chiếm hữu là ngay tình và liên tục.
– Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
– Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Như vậy thì người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản nếu được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chiếm hữu, sử dụng không có cứ pháp luật thì sẽ phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức nếu có.
2.2. Điều kiện hoàn trả
Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật sẽ phải hoàn trả lại tài sản, điều kiện để xác lập nghĩa vụ hoàn trả bao gồm:
– Xác định việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật: Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là một trong những điều kiện điều kiện bắt buộc phải có để hoàn trả lại tài sản, nếu không chứng minh được việc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật thì sẽ không thể chứng minh việc chiếm hữu trái pháp luật. Việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là cơ sở để xác định tình trạng được lợi không có căn cứ pháp luật. Với tình trạng được lợi không có căn cứ pháp luật, thì người bị thiệt hại mới có thể thể kiện đòi lại tài sản của mình.
– Lỗi của người bị thiệt hại: Theo Khoản 2 Điều 584 Bộ Luật dân sự thì người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Như vậy khi người bị thiệt hại có lỗi thì người hưởng lợi không có nghĩa vụ hoàn trả phần tài sản, lợi ích thu được tương ứng với phần lỗi đó.
– Có sự gia tăng giá trị tài sản hoặc sự thụ hưởng lợi ích: để có thể xác định việc hoàn trả lại khoản lợi phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật thì phải có sự gia tăng giá trị tài sản hoặc sự thụ hưởng lợi ích. Việc xác định điều này nhằm chứng minh người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật đã hưởng lợi từ việc gia tăng giá trị tài sản có thể là sự xuất hiện yếu tố mới trong khối tài sản có hoặc sự biến mất của một hoặc nhiều yếu tố trong khối tài sản nợ.
– Có sự thiệt hại về tài sản mà người khác gánh chịu: Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu,
Điều kiện về thiệt hại được hiểu là sự tổn thất đối với chủ thể sở hữu tài sản, thiệt hại này là sự giảm sút giá trị khối tài sản có của chủ thể so với trước khi xảy ra thiệt hại.
– Có mối liên hệ nhân quả giữa việc một người được lợi và một người khác chịu thiệt hại: Một điều kiện quan trọng để tình trạng được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được ghi nhận là có mối liên hệ nhân quả giữa việc một người được lợi và một người khác chịu thiệt hại: chính sự thiệt hại của người này là nguyên nhân việc được lợi của người kia. Chính xác hơn có thể hiểu sự thiệt hại của người này thể hiện thành việc được lợi của người kia.
Trách nhiệm chứng minh về sự thiệt hại xảy ra này thuộc về người bị thiệt hại, người nào cho rằng việc một người khác hưởng lợi là do đã lấy đi lợi ích vật chất của mình, thì phải chứng minh điều đó.
Khi có thể chứng minh các điều kiện xác lập nghĩa vụ hoàn trả trên thì mới có căn cứ cho việc hoàn trả tài sản khi được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật. Nếu thiếu một trong các điều kiện trên thì việc chứng minh có xảy ra được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật sẽ không được chứng minh và việc hoàn trả tài sản sẽ không được thực hiện. Trường hợp chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản, người bị thiệt hại được hoàn trả tài sản thì phải thanh toán chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản.